Tìm hiểu về bệnh Parvo ở chó, nguyên nhân, cách chữa và phòng tránh

Tìm hiểu về bệnh Parvo ở chó, nguyên nhân, cách chữa và phòng tránh

Mùa hè đến cũng là mùa dịch của căn bệnh Parvo virus đáng sợ, càng đáng sợ hơn đối với các bé cún chưa được tiêm đủ các mũi phòng dịch, vì tỷ lệ “không qua được” của bệnh này rất cao. Vậy hãy cùng Tùng Lộc Pet tìm hiểu kỹ về căn bệnh này nhé.

Bệnh Parvo ở chó là bệnh gì?

Bệnh Parvo ở chó (còn được gọi là CPV, CPV2 hoặc ở Việt Nam hay bị đọc nhầm thành bệnh pravo) là một loại virus truyền nhiễm chủ yếu ảnh hưởng đến chó. Virus parvo rất dễ lây và lây lan từ chó sang chó do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với phân của cá thể nhiễm bệnh. Có thể dùng vắc-xin để ngăn ngừa nhiễm bệnh, nhưng tỷ lệ tử vong có thể đạt tới 91% nếu không được điều trị. Nếu nhiễm bệnh, cần được nhập viện ngay. Bệnh Parvo có thể lây sang động vật có vú khác bao gồm cáo, chó sói, mèo và chồn hôi.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định rằng phần lớn chó bị nhiễm Parvo do 2 chủng virus: CPV-2a và CPV-2b. Nguy hiểm hơn là ở riêng Ý, Tây Ban Nha và Việt Nam, người ta còn phát hiện chủng virus thứ 3 là CPV-2c cũng gây bệnh Parvo cho chó. Hiện tại, chủng gây bệnh phổ biến nhất toàn thế giới là CPV-2b. Là căn bệnh truyền nhiễm cực kì nguy hiểm, lây lan nhanh và làm chết nhiều chó, đặc biệt chó non và chó có hệ miễn dịch yếu.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh Parvo ở chó

Các dấu hiệu có thể bao gồm lờ đờ, nôn mửa, sốt và tiêu chảy (thường ra máu). Nói chung, dấu hiệu đầu tiên của CPV là lờ đờ. Dấu hiệu thứ phát là sụt cân và thèm ăn hoặc tiêu chảy sau đó là nôn mửa. Tiêu chảy và nôn mửa dẫn đến mất nước, làm mất cân bằng điện giải và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chó. Nhiễm trùng thứ phát xảy ra do hệ thống miễn dịch suy yếu. Bởi vì niêm mạc ruột cũng sẽ bị tổn thương, máu và protein chảy vào ruột, dẫn đến thiếu máu và mất protein, và nội độc tố thoát vào máu, gây ra nhiễm độc huyết. Chó có mùi khác lạ trong những giai đoạn sau. Nồng độ bạch cầu giảm, làm cá thể nhiễm bệnh suy yếu hơn nữa. Những triệu chứng này có thể dẫn đến sốc và tử vong. Chó con thường có tỉ lệ sống thấp hơn.

Chẩn đoán

Có thể tìm thấy virus gây bệnh Parvovirus ở chó trong phân bằng phương pháp ELISA hoặc xét nghiệm đông máu hoặc bằng kính hiển vi điện tử. Phương pháp PCR (phản ứng chuỗi polymerase) cũng có thể chẩn đoán được CPV2 trong các giai đoạn sau, khi virus ít được thải qua phân hơn và phương pháp ELISA không thể phát hiện được. Về mặt lâm sàng, chủng gây nhiễm trùng đường ruột đôi khi có thể bị nhầm lẫn với coronavirus hoặc các dạng viêm ruột khác. Tuy nhiên, Parvovirus nghiêm trọng hơn và tiêu chảy ra máu, giảm bạch cầu và hoại tử niêm mạc ruột thường là triệu chứng của parvovirus, đặc biệt là ở những con chưa được tiêm phòng. Chủng gây bệnh tim dễ chẩn đoán hơn vì các triệu chứng rất khác biệt.

Cách trị bệnh Parvo cho chó  

Tỷ lệ sống phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh, tuổi của chó và độ hiệu quả của phương pháp điều trị. Cá thể nhiễm bệnh thường phải nhập viện, do tình trạng mất nước nghiêm trọng và nguy cơ ảnh hưởng đến ruột và tủy xương. Nên xét nghiệm CPV càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ để bắt đầu điều trị sớm và tăng tỷ lệ sống nếu phát hiện ra bệnh.

Thuốc điều trị phù hợp bao gồm nước bù điện giải và/hoặc chất keo coloit (ví dụ, Hetastarch), thuốc tiêm chống nôn như maropitant, metoclopramide, dolasetron, ondansetron và prochlorperazine, và kháng sinh phổ rộng như cefazolin/enrofloxacin, metronidazole, timentin hoặc enrofloxacin. Chó nhiễm bệnh được truyền nước bù điện giải và thuốc chống nôn và kháng sinh được tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Nước bù điện giải thường là hợp chất của dung dịch điện giải cân bằng, vô trùng, với một lượng vitamin B, dextrose và kali clorua thích hợp. Có thể sử dụng thuốc giảm đau để làm giảm khó chịu đường ruột tiêu chảy thường xuyên; tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau opioid có thể dẫn đến tắc ruột thứ phát và giảm khả năng vận động.

Ngoài lượng thuốc bù nước kể trên, mỗi lần chó con nôn hoặc tiêu chảy nhiều, cần tiêm một lượng điện giải tương đương vào tĩnh mạch. Liều lượng thuốc được xác định dựa trên trọng lượng cơ thể, trọng lượng thay đổi theo thời gian, mức độ mất nước.

Truyền máu của một cá thể khỏi bệnh đôi khi là phương pháp tăng khả năng miễn dịch thụ động cho con chó bị bệnh. Một số bác sĩ thú y có sẵn những con chó đã khỏi bệnh, hoặc có sẵn huyết thanh đông lạnh. Chưa có nghiên cứu nào về phương pháp điều trị này. Ngoài ra, truyền huyết tương tươi và truyền albumin từ người có thể bù đắp cho lượng protein đã mất trong các trường hợp bệnh nặng và giúp đảm bảo chữa lành mô đầy đủ. Tuy nhiên, phương pháp này còn gây tranh cãi vì hiện nay đã có nhiều chất keo an toàn hơn như Hetastarch, vì nó cũng sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu keo mà không ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân trong tương lai.

Một khi có thể kiểm soát được mức độ mất nước, bệnh nhân không còn cần truyền nước bù điện giải nữa, dần dần có thể ăn thức ăn nhạt. Bệnh nhân cần uống kháng sinh trong một vài ngày, tùy thuộc vào số lượng bạch cầu và khả năng chống nhiễm trùng thứ cấp của bệnh nhân. Nếu mới chỉ  ở giai đoạn đầu, chó con có thể hồi phục trong hai hoặc ba ngày nếu được truyền nước bù điện giải sớm và xét nghiệm CPV xác nhận chẩn đoán. Nếu nghiêm trọng hơn, tùy thuộc vào việc điều trị, chó con có thể bị bệnh từ năm ngày đến hai tuần. Tuy nhiên, ngay cả khi nhập viện, không có gì đảm bảo rằng chú chó sẽ được chữa khỏi và sống sót.

Phương pháp điều trị độc đáo

Đã có báo cáo về việc oseltamivir (Tamiflu) có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và thời gian chữa trị khi chó mắc parvovirus. Thuốc có thể hạn chế khả năng xâm nhập tế bào của ruột non của virus, làm giảmvi khuẩn xâm nhập đường tiêu hóa và sản sinh độc tố. Tuy nhiên, do kiểu hình sao chép DNA của virus parvovirus và cơ chế hoạt động của oseltamivir, thuốc này không làm tăng tỷ lệ sống sót hoặc rút ngắn thời gian chữa trị. Cuối cùng, interferon omega tái tổ hợp (rFeIFN-ω), được sản sinh từ ấu trùng tằm bằng cách sử dụng một vật chủ trung gianmang baculovirus, đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu là một phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, liệu pháp này hiện không được chấp thuận tại Mỹ.

Một nghiên cứu chưa được công bố năm 2012 của Đại học bang Colorado cho thấy quá trình điều trị tại nhà chuyên sâu sử dụng maropitant (Cerenia) và Simplia (một loại thuốc kháng sinh tác dụng dài) có tác dụng khả quan, hai loại thuốc được Zoetis (trước đây là Pfizer) sản xuất. Phương pháp điều trị ngoại trú này sẽ tốn từ 200 đến 300 đô la, ít hơn chi phí điều trị nội trú rất nhiều (1.500 đến 3.000 đô la). Tuy nhiên, phương pháp truyền dung dịch bù điện giải lại hiệu quả hơn. Trong cuộc nghiên cứu của trường đại học Colorado, tỷ lệ sống sót của phương pháp điều trị mới là 85%, so với 90% của phương pháp điều trị nội trú thông thường. Lưu ý rằng những con chó điều trị ngoại trú sẽ được hồi sức bằng phương pháp truyền nước, và tiếp tục được tiêm thuốc thường xuyên và được bác sĩ thú y theo dõi hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y kiểm tra sau mỗi 12 tiếng để điều trị và phục hồi thành công.

Bệnh Parvo ở chó kéo dài bao lâu?

Chó nhiễm bệnh Parvovirus thể hiện triệu chứng trong vòng ba đến bảy ngày. Sau khi xâm nhập 2-4 ngày virus vào máu gây nhiễm trùng máu, đồng thời kèm theo sự phát triển của virus trong mô lympho ở vùng hầu họng. Virus phát triển trong những khe của tế bào ruột non, và xuất hiện trong phân 3-4 ngày. Sau khi bị nhiễm, đạt mức độ cao nhất khi dấu hiệu lâm sàng đầu tiên được phát hiện, lúc này ruột non bị phá hủy. Virus còn nhân lên ở tế bào cơ tim gây viêm cơ tim cấp tính và cũng phát triển ở tế bào lympho, tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, làm cơ thể thú suy giảm miễn dịch.

Bệnh Parvo ở chó có lây không? Truyền nhiễm như thế nào?

Đây là căn bệnh truyền nhiễm chỉ trên chó, qua phân thải của chó bị bệnh được phát tán trong môi trường trung gian: các dụng cụ tiếp xúc với chó bệnh, chim chóc, các vật kí sinh, côn trùng….Thậm chí cả chỉ những đồ vật có tiếp xúc với phân chó bệnh cũng có thể đem theo virus lây nhiễm. Đặc biệt, khi tay chúng ta tiếp xúc với chó bệnh, sau đó ôm bé khác mà không được vệ sinh tiệt trùng cũng có thể làm cho bé dính bệnh. Vậy nên căn bệnh này rất nguy hiểm bởi khả năng lây nhiễm quá cao.

Parvovirus là một trong những loại virus gần như mạnh nhất, với khả năng lây nhiễm rộng rãi, chịu nhiệt tốt, và khả năng miễn dịch cao với nhiều chất tẩy rửa. Bệnh Parvo ở chó không lây qua người mà chỉ lây truyền từ chó sang chó, thời gian chúng tồn tại trong môi trường có ánh sáng mặt trời ít nhất là tới 5 tháng, không ánh sáng là 7 tháng.

Lịch sử

Parvo virus CPV2 là một bệnh tương đối mới, xuất hiện vào cuối những năm 1970. Nó được công nhận lần đầu tiên vào năm 1978 và lan rộng trên toàn thế giới sau một đến hai năm. Virus này rất giống với panleukopenia ở mèo (cũng là một parvovirus); chúng giống nhau đến 98%, chỉ khác nhau ở hai axit amin trong vỏ bọc của protein VP2. Nó cũng rất giống với bệnh viêm ruột chồn và parvovirus ở gấu trúc Mỹ và cáo. CPV2 có thể là thể đột biến của một loại parvovirus không xác định (tương tự như parvovirus của mèo (FPV)) của một số loài thú ăn thịt hoang dã. Tuy CPV2 không gây bệnh ở mèo và chỉ gây bệnh nhẹ ở chồn và gấu trúc Mỹ, nhưng lại là một loại virus nguy hiểm với loài chó.

Biến thể

Có hai loại parvovirus chó được gọi là canine minute virus (CPV1) và CPV2. CPV2 gây ra bệnh nghiêm trọng nhất cho chó nhà và chó hoang. Các biến thể của CPV2 được gọi là CPV-2a và CPV-2b, được phát hiện lần lượt vào năm 1979 và 1984. Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh parvo virus trên chó được cho là do hai chủng này gây ra, thay thế chủng ban đầu và virus ngày nay khác với loại được phát hiện ban đầu, mặc dù chúng không thể phân biệt được bằng hầu hết các xét nghiệm thông thường. Một dạng biến thể mới là CPV-2c và dạng đột biến Glam-426 được phát hiện ở Ý, Việt Nam và Tây Ban Nha. Các mẫu kháng nguyên của 2a và 2b khá giống với CPV2 ban đầu. Tuy nhiên, biến thể 2c có một kiểu kháng nguyên độc đáo, khiến biện pháp tiêm vắc-xin cho chó không còn hiệu quả, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại vắc-xin CPV hiện có được phát triển dựa trên CPV-2b vẫn có mức độ phòng ngừa nhất định với CPV-2c. Một chủng CPV-2b (chủng FP84) đã được chứng minh là gây bệnh cho mèo nhà ở diện nhỏ, mặc dù vắc-xin FPV có phát huy tác dụng. Khi bệnh chuyển nặng, chó có thể chết trong vòng 48 đến 72 giờ nếu không được điều trị bằng thuốc nước. Ở dạng phổ biến hơn, ít nghiêm trọng hơn, tỷ lệ tử vong là khoảng 10 phần trăm. Một số giống chó, chẳng hạn như Rottweiler, Doberman Pinscher, và Pitbull cũng như những con chó màu đen và nâu khác có thể dễ bị CPV2 hơn. Giống như độ tuổi và giống, các yếu tố như môi trường căng thẳng, nhiễm trùng vi khuẩn đồng thời, ký sinh trùng và coronavirus ở chó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng. Những con chó bị nhiễm parvo virus thường chết vì mất nước hoặc nhiễm trùng thứ cấp chứ không phải là do bản thân virus.

Dạng virus đường ruột

Chó bị nhiễm bệnh do tiếp xúc đường miệng với CPV2 trong phân, đất hoặc đồ vật mang virus. Sau khi nuốt, virus phát triển trong mô bạch huyết ở cổ họng, sau đó lan sang máu. Từ đó, virus nhanh chóng tấn công các tế bào phân chia, đặc biệt là tế bào trong các hạch bạch huyết, các tế bào ruột và tủy xương. Các tế bào lympho trong các hạch bạch huyết bị suy giảm, dẫn đến các ống dẫn ruột bị hoại tử và phá hủy. Vi khuẩn kỵ khí thường cư trú trong ruột, sau đó có thể xâm nhập vào máu. Quá trình này được gọi là dịch mã, giai đoạn nhiễm khuẩn huyết sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết. Các vi khuẩn phổ biến trong các trường hợp nghiêm trọng là các loài Clostridium, Campylobacter và Salmonella. Những vi khuẩn này có thể gây ra hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS). SIRS sẽ gây ra một loạt các biến chứng như tăng đông máu, nhiễm nội độc tố và hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS). Nhiễm trùng máu có thể gây nên viêm cơ tim. Những con chó bị CPV có nguy cơ mắc bệnh lồng ruột: một phần ruột bị sa vào một phần khác. Khoảng ba đến bốn ngày sau khi bị nhiễm bệnh, virus được thải ra cùng với phân trong tối đa ba tuần và cá thể nhiễm bệnh có thể không thể hiện triệu chứng nhưng vẫn đào thải virus định kỳ. Vật chủ nhiễm bệnh có tỷ lệ chết cao hơn nếu đồng thời bị nhiễm giun hoặc ký sinh trùng đường ruột khác.

Dạng virus tim

Hình thức này ít phổ biến hơn và xuất hiện ở những cá thể chó con bị nhiễm trùng trong tử cung hoặc ngay sau khi sinh 8 tuần. Virus tấn công cơ tim và chó con thường chết đột ngột hoặc sau một thời gian khó thở do phù phổi. Ở cấp độ hiển vi, cơ tim có nhiểu điểm bị hoại tử, có liên quan đến tế bào đơn nhân bị thâm nhiễm. Ở những cá thể khỏi bệnh, các mô sợi vẫn sẽ bị xơ hóa. Virus sẽ phát triển trong các tơ cơ. Bệnh có thể có hoặc không kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng của virus dạng ruột. Tuy nhiên, dạng virus này bây giờ khá hiếm gặp vì đã được tiêm phòng rộng rãi.

Dù hiếm gặp, bệnh cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng ở chó sơ sinh và gây ra các tổn thương và  virus sẽ phát triển, tấn công ở các mô khác ngoài các mô và đường tiêu hóa, ví dụ: não, gan, phổi, thận và vỏ thượng thận. Lớp lót của các mạch máu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến xuất huyết ở các vùng bị tổn thương.

Nhiễm bệnh ở dạng bào thai

Bào thai có thể bị nhiễm CPV2 nếu chó mẹ bị nhiễm. Chó trưởng thành có thể phát triển khả năng miễn dịch, có rất ít hoặc không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Virus có thể chui qua được nhau thai và lây nhiễm cho thai nhi. Bệnh có thể gây ra dị tật ở chó con. Trong trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình, chó con có thể được sinh ra với các bất thường về thần kinh như suy sản tiểu não.

Virus học

CPV2 là một loại virus DNA sợi đơn, không có vỏ bọc trong họ Parvoviridae. Cái tên này xuất phát từ parvus trong tiếng Latin, có nghĩa là nhỏ, vì virus chỉ có đường kính từ 20 đến 26nm. Nó có hình dạng đối xứng nhị thập diện. Bộ di truyền có khoảng 5000 nucleotide. CPV2 tiếp tục phát triển và tỷ lệ lây bệnh thành công của các chủng mới phụ thuộc vào việc mở rộng phạm vi vật chủ nhiễm bệnh và cải thiện liên kết với thụ thể của nó – thụ thể transferrin. CPV2 có tốc độ tiến hóa cao, có thể là do tỷ lệ thay thế nucleotide giống với virus RNA hơn, ví dụ như Influenzavirus A. Ngược lại, FPV dường như chỉ tiến hóa thông qua sự trôi dạt di truyền ngẫu nhiên.

CPV2 ảnh hưởng đến chó, chó sói, cáo và các loài chó khác. CPV2a và CPV2b đã được phân lập từ một tỷ lệ nhỏ mèo có triệu chứng và phổ biến hơn so với bệnh panleukopenia ở mèo lớn.

Trước đây, virus được cho là không lây truyền chéo loài. Tuy nhiên, các nghiên cứu tại Việt Nam đã chỉ ra rằng CPV2 có thể trải qua sự thay đổi kháng nguyên nhỏ và đột biến tự nhiên để gây bệnh. Phân tích các dòng phân lập parvovirus của mèo (FPV) ở Việt Nam và Đài Loan cho thấy hơn 80% các chủng phân lập là loại bệnh parvo virus trên chó, chứ không phải là virus panleukopenia (FPLV). CPV2 có thể lây sang mèo dễ hơn chó và có tốc độ đột biến nhanh hơn.

Phòng ngừa và khử nhiễm

Phòng ngừa là cách duy nhất để đảm bảo chó của bạn vẫn khỏe mạnh vì căn bệnh Parvo virus này cực kỳ nguy hiểm và dễ lây lan. Nên thực hiện tiêm phòng cho chó từ khi 7- 8 tuần tuổi, mỗi mũi tiêm sẽ được nhắc lại mỗi 3-4 tuần cho đến khi chúng được ít nhất 16 tuần tuổi. Không nên tiêm phòng cho chó mẹ vì sẽ khiến sẩy thai và có thể làm cho chó mẹ vô cùng ốm yếu. Virus cực kỳ khỏe mạnh và có thể tồn tại trong phân và các vật liệu hữu cơ khác (ví dụ như đất) lên đến 1 năm. Nó có thể tồn tại ở nhiệt độ cực thấp và cao. Chất khử trùng duy nhất có thể tìm thấy trong các hộ gia đình đủ mạnh để diệt virus là thuốc tẩy. Dung dịch thuốc tẩy pha loãng cần phải theo tỷ lệ 1:10 để khử trùng và tiêu diệt bệnh parvo virus.

Chó con thường được tiêm nhiều liều vắc-xin, kéo dài từ khi khả năng miễn dịch có được từ mẹ bị mất đi cho đến khi khả năng miễn dịch thụ động đó chắc chắn không còn nữa. Chó con lớn hơn (16 tuần tuổi trở lên) được tiêm 3 mũi, cách nhau khoảng 3 đến 4 tuần. Thời gian miễn dịch của vắc-xin CPV2 của tất cả các nhà sản xuất vắc-xin lớn ở Mỹ đã được thử nghiệm và kết quả thu nhận được là ít nhất ba năm sau khi đẻ lứa chó đầu tiên và mũi tăng cường có hiệu lực 1 năm sau đó.

Một con chó khỏi bệnh Parvo vẫn có nguy cơ truyền bệnh trong khoảng ba đến 6 tuần sau đó. Nguy cơ lây nhiễm liên tục chủ yếu là virus có thể tồn tại nhiều tháng ngoài môi trường. Hàng xóm và các hộ gia đình nuôi chó nên được thông báo về việc động vật bị nhiễm bệnh để họ có thể đảm bảo rằng chó của họ đã được tiêm phòng hoặc xét nghiệm miễn dịch. Một loại vắc – xin sống được sửa đổi có thể có hiệu lực trong khoảng từ 3 đến 5 ngày; cá thể truyền nhiễm nên được cách ly cho đến khi các cá thể động vật khác được bảo vệ.

Phải nhấn mạnh một lần nữa rằng Parvo virus là căn bệnh vô cùng nguy hiểm thường xảy ra ở chó con từ 2-4 tháng tuổi và hơn 60% tỉ lệ chó con mắc bệnh đứng trước nguy cơ tử vong, hầu như rất khó qua khỏi. Là một cơ sở kinh doanh thú cưng lâu năm, sứ mệnh của Tùng Lộc Pet là mang đến những chú chó con khỏe mạnh đến tay khách hàng, do đó chúng mình lại càng ý thức hơn được việc bảo đảm sức khỏe cho các bé cún quan trọng và cần thiết đến mức nào nhất là trước diễn biến căn bệnh Parvo virus bùng phát khắp mọi nơi. Chính vì thế, mỗi chú chó ở Tùng Lộc Pet trước khi xuất chuồng đều đủ 2 tháng tuổi, được tiêm phòng tối thiểu 2 mũi và tẩy giun sạch sẽ, nói không với chó bệnh, chó kém chất lượng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chọn lựa chúng tôi.

Hi vọng thông tin chúng mình vừa đề cập ở trên đã giúp các bạn hiểu hơn về bệnh Parvo virus ở chó từ đó biết cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Hãy chia sẻ kiến thức này với cả những người thân xung quanh vì một cộng đồng nuôi chó khỏe mạnh bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!