Nên cho chó Shiba mặt ngáo ăn gì để mau lớn và mạnh khỏe

Theo nhiều chia sẻ của các khách hàng đã từng nuôi Quốc Khuyển Nhật Bản thì Shiba Inu là giống chó dễ nuôi và không quá kén ăn. Chính vì thế, chúng được rất nhiều các gia đình yêu thích chọn lựa. Song, câu hỏi chó Shiba mặt ngáo ăn gì và ăn ra sao để mau lớn và khỏe mạnh vẫn được đông đảo người yêu thích Shiba quan tâm và đừng lo lắng bởi Tùng Lộc Pet sẽ giải đáp ngay sau đây. 

Các loại thức ăn dành cho Shiba

Thức ăn khô

Đối với những bạn bận rộn, thì thức ăn khô như một giải pháp hữu hiệu, không mất nhiều thời gian chế biến lại vẫn đáp ứng được chất dinh dưỡng cần thiết, vì thế loại thức ăn này được rất nhiều chủ nuôi chọn lựa. Thức ăn khô chủ yếu là các loại hạt, thịt hộp hay ngũ cốc,… Tuy nhiên, lạm dụng nguồn thức ăn tự chế biến này quá nhiều cũng không tốt, số lượng chúng ăn phải nằm trong tầm kiểm soát. Ngoài ra, khi sử dụng thức ăn tự chế biến, bạn nên lựa chọn các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, thức ăn phải còn hạn tránh mua đồ bày bán không rõ xuất xứ gây nguy hại lâu dài đến sức khỏe của Shiba. Một số thương hiệu uy tín đươc nhiều người tiêu dùng lựa chọn mà bạn có thể tham khảo như: Smartheart, Royal Canin,…

Liều lượng thức ăn khô

Thức ăn khô cho chó con 2 tháng tuổi

Từ tuần thứ 4 đến thứ 8, có thể bắt đầu cho chó con ăn bổ sung thức ăn khô nhưng nên ngâm trong nước hoặc sữa cho mềm ra để dễ ăn. Nên chọn thức ăn dành riêng cho chó con, hoặc ít nhất là thức ăn dành cho mọi giai đoạn từ chó con đến chó trưởng thành.
Chia nhỏ các bữa ăn từ 4-5 lần một ngày với liều lượng trung bình khoảng 400-500 gram và ngâm thức ăn trong nước vài tiếng cho mềm và dễ ăn đồng thời luôn đảm bảo chó con có đủ nước uống hàng ngày.

Từ 5 tháng đến 1 năm tuổi

Chó từ 5 tháng đến 1 năm, có thể cho ăn 3 bữa một lần và không cần ngâm trong nước nữa. Nên thực hiện quá trình chuyển từ 3 bữa xuống 2 bữa một cách từ từ trong 1 tuần bằng cách giảm lượng thức ăn của 1 bữa đi và tăng lượng thức ăn của 2 bữa kia lên.
Đối với chó trưởng thành, chỉ cần ăn ngày 1-2 bữa và tuyệt đối không ăn thức ăn dành cho chó con vì chứa quá nhiều calo và nhớ chó có đủ nước uống theo nhu cầu.

Thức ăn tươi sống

Cho chó Shiba mặt ngáo ăn thịt tươi sống nên hay không là chủ đề được rất nhiều người tranh luận. Thành phần chủ yếu của loại thức ăn này là thịt bò, lợn, gà,… Có ý kiến cho rằng khi ăn thịt sống các chất dinh dưỡng trong thịt không bị mất đi như nấu chín đồng thời ăn thịt sống hay gặm xương sống sẽ giúp răng chó chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, nếu chó Shiba ăn nguồn thịt không được tươi sạch thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa đường ruột, chưa kể đến nguồn thịt sống ít nhiều cũng chứa virus, vi khuẩn gây bệnh và đâu phải bé chó Shiba nào cũng ăn quen loại thức ăn này. Vậy nên, bạn vẫn có thể cho chú Shiba nhà bạn ăn theo chế độ này song hết sức lưu ý chọn lựa nguyên liệu tươi sạch và tẩy giun cho bé định kì.

Thức ăn tự chế biến

Thường thì chó cỡ lớn hoặc chó trưởng thành sẽ thích ăn đồ ăn đóng hộp hơn so với chó con. Bởi chó con hệ tiêu hóa còn yếu, răng miệng chưa phát triển hết nên cần ăn những loại đồ mềm, dễ nhai. Hơn nữa, giống như con người, chó Shiba cũng cần thay đổi thức ăn để không bị nhàm chán. Lúc này, những loại đồ ăn tươi tự chế biến là lựa chọn hợp lí hơn bao giờ hết.  Dinh dưỡng chủ yếu trong các bữa ăn của chó Shiba mặt ngáo đến từ thịt động vật và đây cũng là nguồn cung protein chính của chúng. Nhưng chỉ riêng thịt thôi thì không đủ, Shiba cần được bổ sung thêm những thực phẩm khác giàu chất xơ, tinh bột, vitamin,… Dưới đây là danh sách những loại thức ăn tự chế biến tốt nhất cho chó Shiba:

Các loại thịt động vật (Protein): Thịt là món ăn khoái khẩu của người bạn này, trong đó phải kể đến thịt bò là thực phẩm chúng thích nhất vừa ít mỡ lại giàu protein đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Shiba. Song giá thành thịt bò lại tương đối cao, nếu không thể cho ăn thường xuyên bạn có thể kết hợp bổ sung những loại khác như thịt gà cũng giàu chất đạm, dễ tiêu hóa, hay thịt lợn nhưng lưu ý hãy chọn những phần thịt nạc, ít mỡ nhé. Bên cạnh những loại thịt thì không thể bỏ qua các món nội tạng từ gan, tim, phổi, óc,… tất cả đều chứa nhiều đạm và ít chất béo.

Hải sản (cá, tôm,…): Những thực phẩm này có chứa nhiều canxi, chất khoáng, rất tốt cho hệ miễn dịch cũng như phát triển xương song không nên để chúng ăn quá nhiều mỗi tuần chỉ 2-3 lần là được rồi.

Trứng: Trứng cũng là nguồn cung chất đạm dồi dào, đặc biệt là trứng vịt, trứng gà lộn Shiba khá thích. Giá thành rẻ, dễ chế biến nên được rất nhiều chủ nuôi chọn lựa. Mặt khác, trứng còn có tác dụng làm mượt lông, giúp bộ lông chắc khỏe từ bên trong.

Tinh bột, ngũ cốc: Vì là giống chó bản địa Châu Á nên khẩu phần ăn của Shiba không thể thiếu tinh bột. Cơm, khoai, bánh quy,… đều chứa hàm lượng tinh bột góp phần vào sự phát triển dinh dưỡng toàn diện và cũng nên không để chúng ăn quá nhiều kéo khó tiêu đó.

Rau củ quả: Không ăn rau sẽ bị xót ruột, bổ sung rau củ sẽ giúp hệ tiêu hóa của chó hoạt động tốt hơn điển hình là cà rốt, xu hào, bắp cải,… và nên xay nhỏ rau cho chúng ăn nhé.

chó Shiba ngáo ăn rau quả

Nên cho chó Shiba mặt ngáo ăn thế nào?

Dưới 20 ngày tuổi

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho chó Shiba giai đoạn này, hệ tiêu hóa cực kì yếu nên chó con chưa thể hấp thu bất cứ các loại thức ăn khác. Nếu sữa mẹ quá ít không đủ bạn có thể nghĩ đến phương án mua sữa chuyên dụng dành cho chó sơ sinh bên ngoài, nhưng tuyệt đối không được cho Shiba uống sữa tươi hay sữa bò,… vì khả năng các bé vi tiêu chảy là rất cao.

Từ 1-3 tháng tuổi

Thời điểm này chó con bắt đầu cai sữa mẹ chuyển sang chế độ ăn dặm, đặc điểm là chúng sẽ thường ăn ít nhưng số bữa lại nhiều khoảng 5 bữa mỗi ngày. Đây là lúc chó Shiba còn nhỏ, hệ tiêu hóa chưa ổn định. Thức ăn cho bé ở độ tuổi này chủ yếu là bột, cháo thịt xay nhuyễn hay các loại hạt khô đã ngâm mềm.

Từ 3 đến 6 tháng tuổi

Khác với khi còn nhỏ, bước vào giai đoạn này, Shiba bắt đầu cứng cáp dần kéo theo chế độ ăn cũng thay đổi. Chó ăn được nhiều hơn nên bạn cần tăng lượng thức ăn và giảm số bữa xuống còn 3 bữa một ngày. Không cần xay nhuyễn nữa mà có thể cho Shiba tập ăn cơm để rèn luyện cơ hàm. Tập cho bé thói quen ăn 20-30 phút mỗi bữa, ăn đúng giờ giấc và không để thức ăn thừa trong bát.

Trên 6 tháng tuổi

Chó Shiba mặt ngáo trên 6 tháng tuổi ăn gì? Lúc này ta sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt, chó phát triển rất nhanh nên tiêu thụ một lượng thức ăn lớn để đáp ứng năng lượng hoạt động. Ngoài việc tăng cường khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng thì cần bổ sung thực phẩm giàu canxi hỗ trợ phát triển xương cứng cáp có thể cho chúng gặm các loại xương như cổ gà, cổ vịt. Mỗi tuần cho ăn thêm vài quả trứng gà lộn, vịt lộn, nếu quá bận rộn, bạn có thể cho Shiba ăn 2 bữa sáng và tối thôi, trong đó lượng bữa ăn sáng bằng 2 bữa thường cộng lại.

Một số chủ nuôi cứ nghĩ phải cho ăn thật nhiều thì những chú chó của mình mới to lớn và khỏe mạnh nhưng họ đâu biết rằng việc ăn quá nhiều sẽ khiến Shiba dễ thừa cân, béo phì. Do đó, để biết khẩu phần dinh dưỡng của Shiba thời điểm hiện tại đã hợp lí chưa thì hãy kiểm tra bằng cách sờ vào xương sườn của chúng. Nếu cảm nhận được xương sườn tức là chú chó của bạn đang theo đà phát triển tốt, còn nếu không cảm nhận được thì xin thông báo rằng chó Shiba mặt ngáo đang bị thừa cân, việc chủ nuôi cần làm là xây dựng lại chế độ dinh dưỡng kết hợp tập luyện thường xuyên.

Lưu ý khi cho Shiba ăn cần:

  • Cho ăn đúng giờ, đúng bữa rèn thói quen ăn.
  • Không nên để các bé ăn quá no, khi ăn xong mà thấy chúng vẫn thòm thèm là được rồi.
  • Đảm bảo khay đĩa được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn.
  • Thức ăn phải được nấu chín, tuyệt đối không cho bé ăn đồ tanh sống hay thức ăn thừa từ các bữa trước.
  • Hạn chế cho các bé ăn các loại xương vì chúng có thể làm chú chó Shiba mặt ngáo của bạn bị hóc hay đâm thủng ruột.
  • Những thực phẩm cần tránh: Hành tây, tỏi, sô cô la.

Làm gì khi chó Shiba bỏ ăn

chó Shiba ngáo

Nếu chú Shiba Inu của bạn có dấu hiệu bỏ ăn thì đây cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Bạn cần kiểm tra xem thức ăn cho các bé có bị ôi thiu hay bốc mùi gì không, nếu là thức ăn sẵn thì xem còn hạn hay đã hết. Ngoài ra, rất có thể Shiba đã chán với chế độ dinh dưỡng hiện tại, ăn quá nhiều một món cũng khiến chúng chán dẫn đến bỏ ăn. Lúc này điều bạn cần làm là thay đổi các món ăn khác nhau để tăng khẩu vị cho Shiba. Một trường hợp có thể kể đến nữa là khả năng cao chú chó của bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Đặc biệt nếu biểu hiện bỏ ăn đi kèm với các triệu chứng mệt mỏi, đi ngoài, lười đi lại thì ngay lập tức hãy đưa Shiba đến cơ sở thú ý để được chẩn đoán và khám chữa bệnh phòng trường hợp xấu xảy ra.

Lời kết

Chắc hẳn bây giờ bạn đã trả lời được câu hỏi chó Shiba mặt ngáo ăn gì rồi đúng không? Chỉ cần tuân thủ những điều ở trên là bạn đã có kiến thức căn bản để dễ dàng hơn trong việc nuôi dưỡng một chú chó Shiba lớn khôn khỏe mạnh. Hãy áp dụng ngay nào và nhớ chia sẻ kết quả với Tùng Lộc Pet bạn nhé!

Tham khảo bài viết về giá chó Shiba Inu tại Việt Nam

Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé chó Shiba Inu xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Shiba Inu xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Công ty TNHH Thú cưng Tùng Lộc

    • Hotline: 0826880528 (Viber/Zalo)
    • Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội
    • Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
    • Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội
    • Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
    • Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Nguyễn Hoàng Tôn – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
    • Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM
    • Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet.

Xin chân thành cảm ơn!

Giám đốc

Trần Khánh Tùng

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!