Chó Doberman có dữ không? Nuôi Doberman dễ hay khó?

Khi nhắc đến Doberman người ta sẽ khẳng định luôn đây là giống chó hung dữ. Phải đồng ý là vẻ bề ngoài của chúng dữ dằn thật nhưng liệu tính cách Doberman có dữ không cũng như để nuôi một chú chó Doberman dễ hay khó? Lời giải đáp sẽ được thay bằng bài viết dưới đây.

Chó Doberman có dữ không?

chó Doberman hung dữ
Nhìn vẻ ngoài này 10 người thì 9 người bảo chó Doberman là hung dữ.

Nhìn vào ngoại hình dữ dằn, hung tợn của Doberman hầu hết mọi người đều e dè, sợ hãi. Khi được hỏi thì câu trả lời nhận về đều rập khuôn cho rằng đây là giống chó hung dữ. Cũng đúng thôi không có gì ngạc nhiên cả, vì với hàm răng sắc nhọn cùng thân mình lực lưỡng, máu chiến không sợ mới là lạ đấy. Nhưng đừng trông mặt mà bắt hình dong nhé, trên thực tế chúng không dữ tợn như bạn nghĩ đâu. Xuất phát điểm được lai tạo để trở thành giống chó bảo vệ hung dữ nhằm mục đích phục vụ cho an ninh, quân đội,… Tuy nhiên, ngày nay chúng đã được thuần hóa nhiều và dần đóng vai trò là thú cưng giống như những người bạn được nuôi trong gia đình khác.

Doberman còn được đánh giá là giống chó sống tình cảm, đôi khi thích quấn quýt chủ nhân. Phải nói là vẻ ngoài gai góc, lạnh lùng nhưng trái tim cũng ngọt ngào, đáng yêu không tưởng. Lí do một phần là do được huấn luyện và xã hội hóa từ sớm nên chúng trở nên hiền hòa, điềm đạm hơn rất nhiều. Mặc dù không thân thiện với người lạ nhưng chúng cũng sẽ không vô cớ hung hăng trừ khi được chủ nhân cho phép hoặc thấy chủ của mình gặp nguy hiểm (đây là dòng chó trung thành bậc nhất mà). Do vậy, bạn có thể thấy rất nhiều Doberman đang là chọn lựa của các gia đình khi tìm kiếm người bạn đồng hành lí tưởng.

Nhưng sự thật thì chúng cũng tình cảm lắm.

Nếu bạn vẫn chưa thật sự tin chuyện chó Doberman không dữ thì chúng mình xin được bật mí thêm là điều này đã được các  chuyên gia chứng minh về mức độ hung hãn ở Doberman so với những giống chó khác.Trong một nghiên cứu được công bố năm 2008, mức độ hung hãn được chia thành bốn loại: hung hãn với người lạ, chủ, các con chó lạ và sự cạnh tranh với những con chó khác trong gia đình.  Doberman Pinscher được xếp hạng trung bình về sự hung hãn với các cá thể chó và sự cạnh tranh giữa những con chó khác. Nếu chỉ nhìn vào những vết cắn, mức độ hung hãn với con người của Doberman Pinscher thấp hơn những giống chó không được coi là hung dữ (ví dụ như Cocker Spaniel, DalmatianGreat Dane). Nghiên cứu này kết luận rằng mức độ hung dữ có cơ sở di truyền, Doberman chỉ hung hãn trong một vài tình huống và giống Doberman Pinscher ngày nay không phải là một giống chó hung dữ.

Nuôi chó Doberman dễ hay khó?

Chắc hẳn qua những thông tin ở trên bạn đã có cái nhìn khác về tính cách của chó Doberman. Trước đây bạn còn lo lắng xem chó Doberman có dữ không? Bây giờ khi đã biết chúng không đáng sợ như mình nghĩ, thậm chí lại có phần tình cảm nên việc chọn nuôi chúng có thể là điều bạn sẽ nghĩ tới. Vậy nuôi chó Doberman có khó không? Chúng mình sẽ tiếp tục cùng chia sẻ để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn.

Môi trường sống lý tưởng

Doberman thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu ở nước ta. Những căn nhà rộng rãi, có sân vườn, những vùng ngoại ô là không gian lý tưởng để nuôi Doberman. Nếu bạn ở những căn hộ trong thành phố thì cũng đừng lo lắng quá nhé. Bạn chỉ cần nuôi chúng ở nơi thoáng mát, sạch sẽ là được rồi. Lưu ý thêm là cần tạo cho chúng một không gian hoạt động, vui chơi, không nên nhốt trong chuồng quá nhiều. Ngoài ra, Doberman không chịu được thời tiết quá khắc nghiệt nên nơi ở, chuồng trại nuôi phải đảm bảo được thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Thức ăn và chế độ dinh dưỡng

Mang thân hình khá to lớn nên Doberman cần cung cấp một lượng thức ăn hàng ngày nhiều hơn so với những giống chó khác.Thức ăn cho chó Doberman cần giàu calo để cung cấp đủ năng lượng hoạt động. Bổ sung những loại thức ăn chứa protein, chất đạm, chất béo như thịt, trứng, gan,… kết hợp với rau củ để hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển tốt nhất. Thông thường, một con Doberman trưởng thành cần khoảng 1,5 kg thức ăn mỗi ngày bao gồm 6-7 gr thịt hoặc nội tạng, 8 gr thức ăn khác như cơm, rau, củ quả.

Huấn luyện

Khi nuôi chó Doberman cần chú ý huấn luyện chúng ngay từ nhỏ.

Bản chất khá hoang dã và hung hăng nên Doberman cần được huấn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Với sự dạy, dỗ bài bản đúng cách chúng sẽ trở nên điềm đạm và ngoan ngoãn khi trưởng thành. Đặc biệt, Doberman cực kì trung thành và chỉ nghe lời duy nhất chủ nhân của mình nên để nhận được sự trung thành tuyệt đối cũng như điều khiển được chúng, huấn luyện và xã hội hóa từ nhỏ là điều rất quan trọng. Thời điểm huấn luyện lý tưởng nhất là chó con từ 4-6 tháng tuổi.

Chế độ vận động hợp lý

Bất kì giống chó nào cũng thế thôi không riêng gì Doberman cũng cần được hoạt động. Hơn nữa, Doberman lại tiêu thụ lượng thức ăn khá lớn nên cần phải được giải phóng. Không cần nhiều, mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra ít nhất 15 phút dẫn chúng đi dạo. Cuối tuần nếu có thời gian có thể để chúng vui đùa, giải phóng hết năng lượng và luyện tập những bài tập thể lực như bắt bóng, ném đĩa vừa giúp cơ bắp phát triển lại tránh tình trạng béo phì.

nuôi chó Doberman
Để chó Doberman phát triển tốt trong quá trình nuôi nên để chúng được hoạt động hàng ngày, tranh nuôi nhốt trong chuồng.

Nếu bị nuôi nhốt quá nhiều những chú Doberman cảm thấy bức bối, không biết xả năng lượng thừa đi đâu dẫn đến những hành vi phá hoại hoặc mắc phải các bệnh liên quan đến vấn đề tâm lý.

Chăm sóc lông

Thuộc giống chó lông ngắn, ít rụng nên chăm sóc lông cho Doberman không phức tạp như giống chó lông dài khác. Bạn sẽ không tốn nhiều thời gian đưa đi spa hay tắm rửa cho chúng. Điểm cộng là giống Doberman rất sạch sẽ, không thích nghich bẩn nên tuần chỉ cần tắm 1 lần là đủ. Sử dụng sữa tắm chuyện dụng cho thú cưng, khi tắm xong bạn chỉ cần lau khô sạch sẽ là được, mùa đông thì nên sấy qua để chúng không bị cảm lạnh.

Chăm sóc sức khỏe

Nhìn chung Doberman thuộc giống chó có thể chất khỏe, ít mắc các bệnh thuộc vấn đề di truyền. Tốt nhất để không xảy ra tình trạng sức khỏe xấu khi nuôi hãy chọn mua các bé Doberman từ 2 tháng tuổi trở lên. Mua ở các cơ sở thú cưng uy tín, có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng, không mắc bệnh di truyền. Việc chọn mua giống chó tốt là rất cần thiết, một chú chó Doberman khỏe mạnh, sức đề kháng tốt sẽ hạn chế mắc các bệnh dich hơn.

Những loại bệnh chó Doberman dễ mắc phải đó là: parvovirus, các bệnh liên quan đến tim mạch, loạn sản cơ hông ,… Vậy nên, cách phòng tránh bệnh tốt nhất là nên tiêm phòng đầy đủ cho các bé theo lịch tiêm và tẩy giun sán định kì. Thỉnh thoảng đưa Doberman đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe định kì, tránh trường hợp bị bệnh mà không phát hiện kịp thời.

Lời kết

Tóm lại, Doberman không phải giống chó hiền lành, thân thiện nhưng cũng không hề dữ dằn như mọi người vẫn thường nghĩ. Và nuôi Doberman hay bất kì giống chó nào sẽ không khó nếu bạn nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản. Hơn cả điều cần thiết khi chăm sóc chúng là sự quan tâm và tình yêu thương của chủ nhân. Hi vọng thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu cũng như nuôi dưỡng các bé. Nếu còn bất kì câu hỏi hay thắc mắc gì hãy để lại comment bên dưới và chúng mình sẽ cố gắng giải đáp nhanh nhất có thể.

Tham khảo bài viết về giá chó Doberman tại Việt Nam

Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé chó Doberman Pinscher xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Doberman  xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Công ty TNHH Thú cưng Tùng Lộc

    • Hotline: 0826880528 (Viber/Zalo)
    • Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội
    • Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
    • Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 (Tại Hà Nội) và 0982880528 (tại TP HCM) hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet.

Xin chân thành cảm ơn!

Giám đốc

Trần Khánh Tùng

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!