101 điều cần chú ý trước khi nuôi một chú chó đốm (Phần cuối)

101 điều cần chú ý trước khi nuôi một chú chó đốm (Phần cuối)

Những điều cần biết trong quá trình nuôi chó đốm

70. Nếu bạn không phải là một chuyên gia, đừng gây giống chó đốm bừa bãi.

71. Chỉ nên nuôi những chú chó đốm đã được bác sĩ thú y khám bệnh kĩ càng.

72. Nếu đây là lần đầu tiên bạn nuôi chó đốm , không nên nuôi những chú chó bị mất một tai.

73. Nên chú ý đến chứng đau xương hông của chúng . Chó đốm rất dễ mắc bệnh bẩm sinh về xương hông.

74. Ngoài ra chúng còn dễ mắc bệnh về mắt và tuyến giáp.

75. Nên yêu cầu bác sĩ thú y xét nghiệm máu định kì cho chúng.

76. Bệnh brucella ở chó đốm có thể gây ra chứng vô sinh ở chó đực và sảy thai ở chó cái.

77. Chó đốm còn dễ bị sỏi thận nữa.

78. Chú chó đốm mà bạn định nuôi cần được lai bởi nhà tạo giống chuyên nghiệp để tránh những bệnh về gen.

79. Chó đốm bị một trong những bệnh trên thì không nên nuôi , tuy vậy bạn có thể nuôi chúng và chấp nhận những bất tiện của chúng nếu cảm thấy thương hại .

80. Những chú chó đốm nhút nhát cũng cần phải đưa đi khám và huấn luyện.

81. Nếu trong quá trình nuôi và huấn luyện một chú chó đốm , bạn tỏ vẻ mất bình tĩnh hoặc nóng nảy , chúng sẽ trở nên hiếu động và khó bảo hơn.

82. Nếu bạn nuôi chó đốm cái , nên chuẩn bị một chỗ đủ rộng để nuôi them 10 hay 11 chú chó con cho đến khi tìm được nhà mới cho chúng.

Gia đình chó Đốm

83. Chó đốm cái không phải lúc nào cũng sẵn sàng cho việc gây giống. Nếu không thích , chúng có thể tấn công chó đực và người gây giống.

84. Khi chó cái đẻ , bạn cần giám sát kĩ chúng trong vòng 1 tuần , và giám sát chó con trong vòng 5 ngày.

85. Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho việc mổ đẻ , nếu khẩn cấp.

86. Đôi khi vẫn sảy ra trường hợp chó đốm con sinh ra đã bị chết , hoặc bị biến dạng.

87. Nếu không có kinh nghiệm , không nên tự mình giúp đỡ chó đốm đẻ , chúng có thể cắn bạn trong lúc đau đẻ.

88. Hãy chuẩn bị tinh thần chăm sóc những chú chó con vì nhiều chó đốm mẹ không muốn chăm sóc con sau khi sinh.

89. Chó đốm cái có thể chết trong lúc sinh con.

90. Nếu bạn muốn cho trẻ con nhà bạn xem cảnh chó đốm sinh con , bạn có thể dạy chúng về “ phép lạ của việc sinh nở “ , về việc ta phải có trách nhiệm với những chú chó con , về tình yêu thương động vật …  Nhưng nên đặc biệt cân nhắc việc này nếu trẻ con nhà bạn nhút nhát hoặc quá nhạy cảm.

91. Bạn phải có thời gian để tắm cho chó, dọn chuồng cho chúng , huấn luyện chúng… Việc này có thể khiến bạn mất hàng giờ đồng hồ.

 92. Nếu chú chó đốm con bị điêc , bị bệnh bẩm sinh hoặc dị dạng , hãy chuẩn bị cho chúng những “ mũi tiêm nhân đạo “.

 93. Bạn không nên nuôi chó đẻ để lấy lãi.

94. Các nhà lai tạo đôi khi phải chờ đợi rất lâu để bán được một con chó.

95. Bạn đang chịu trách nhiệm với phần đời còn lại của một chú chó nhỏ . Nếu không thể tiếp tục chăm sóc , nên đưa chúng quay lại nơi bán.

 96. Chó đốm đực nếu được sử dụng vào mục đích cấy giống thường xuyên có thể quyên đi việc phá đồ đạc hoặc đánh dấu lên đồ đạc của bạn bằng mùi.

 97. Nếu sử dụng chó đốm đực vào mục đích cấy giống nhiều, chúng có thể trở nên hung hăng hơn.

 98. Nếu không bị thiến , chó đốm rất giỏi trong việc trốn thoát khỏi chồng hoặc khỏi nhà để chạy lung tung.

 99. Chó đốm đực không bị thiến dễ bị các bệnh về tuyến tiền liệt.

100. Chủ của những chú chó giống cũng nên có trách nhiệm với những chú chó con mà chó cái sau khi phối giống đã đẻ ra.

Nhưng quan trọng hơn cả:

101. Một chú chó đốm xứng đáng có một người chủ chịu trách nhiệm trong việc mang lại cho nó một cuộc sống vui vẻ , hạnh phúc.