Nguyên nhân bệnh loạn sản xương hông bẩm sinh ở chó con

Nguyên nhân bệnh loạn sản xương hông bẩm sinh ở chó con

Loạn sản xương hông là căn bệnh phổ biến thường gặp ở chó, nguyên nhân mắc bệnh có thể từ trong quá trình phát triển của chúng hoặc do di truyền. Thực tế, số lượng chó mắc bệnh loạn sản xương hông bẩm sinh là rất lớn. Đa số các chủ nuôi đều nghe qua về căn bệnh này nhưng rất ít người hiểu sâu về nó. Do đó, trong bài viết này Tùng Lộc Pet sẽ cùng các bạn tìm hiểu về nguyên nhân loạn sản xương hông bẩm sinh ở chó con qua bài chia sẻ dưới đây.

Loạn sản xương hông là gì?

Đây là một chứng bệnh do sự phát triển lệch lạc của khớp xương. Sự liên kết lỏng lẻo giữa các đầu khớp khiến các xương chi của chó phải chuyển động nhiều hơn bình thường. Điều này dẫn đến thoái hóa, viêm nhiễm và gây đau đớn cho cún cưng.

Nguyên nhân bệnh loạn sản xương hông ở chó

Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận rằng bộ gen di truyền là một phần nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này. Nó chiếm khoảng 15-30%, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể lên tới 60%. Điều này có nghĩa là các yếu tố môi trường chiếm số % tỷ lệ còn lại; tức là, chúng chiếm ít nhất là 40%, nhưng thường là 70-85%. Khi những người nhân giống tập trung vào việc chọn lọc để cải thiện phần hông, họ đang cố gắng loại bỏ sự di truyền, vốn thường ít quan trọng hơn nhiều so với các yếu tố môi trường. Những yếu tố “môi trường” bao gồm tất cả các yếu tố “không phải là di truyền”, có thể là bất cứ điều gì từ hình thức tập luyện đến chế độ ăn uống.

Một cách để xác định tác động của những yếu tố môi trường này là cô lập một yếu tố, điều khiển nó và quan sát sức ảnh hưởng của nó đến đặc điểm cần quan sát, trong trường hợp này là phần hông. Gần như chưa tồn tại bất kỳ nghiên cứu nào thuộc dạng này được tiến hành trên những cá thể chó mắc chứng loạn sản xương hông, nhưng có một nghiên cứu trên chuột đã giúp xác định được rằng sự trơn trượt ở ổ nằm của chúng khi còn bé có thể dẫn đến chứng loạn sản xương hông.

Tôi đã giải thích cho bạn tầm quan trọng của một dây chằng nhỏ (dây chằng tròn) trong hốc hông giúp giữ đầu xương đùi vừa khít với hốc hông ở chó con mới sinh. ([Bạn đã có những biện pháp chống trơn trượt ở ổ của những chú chó chưa?] (https: //www.insnkingofcaninebiology.org /…/ do-your …)) Trong bài đăng đó, tôi đã cho bạn thấy dây chằng đó bị căng ra như thế nào khi chân của chúng bị “duỗi và ép chặt” (kéo thẳng ra phía sau và ép sát lại với nhau). (Hãy xem lại bài giải thích này nếu bạn không nhớ cách hoạt động của chúng vì điều này rất quan trọng). Dáng chân này có thể dẫn đến chứng loạn sản xương hông ở trẻ sơ sinh, khi trẻ bị quấn chặt như một chiếc bánh burrito. Làm thế nào chúng ta có thể chứng minh rằng cơ chế này cũng được áp dụng tương tự ở động vật? Bạn có thể thực hiện một thử nghiệm quấn chặt động vật như trẻ sơ sinh: chân sẽ được quấn theo dáng “duỗi và ép chặt” và xem xét chúng có tác động thế nào với hình dạng hông.

Dưới đây là một nghiên cứu đã thực hiện điều đó. Thí nghiệm này được thực hiện trên chuột, nhưng các nghiên cứu tương tự đã được thực hiện với thỏ và các động vật có vú khác. Thí nghiệm rất đơn giản. Chân của chuột con được dán vào nhau (“quấn”) và được đánh giá sau 5 ngày và 10 ngày, và so sánh với nhóm đối chứng (không quấn băng). Tỷ lệ mắc chứng loạn sản phát triển cao nhất ở những chú chuột con được quấn khăn trong suốt 10 ngày (36 trong số 44 chú chuột con), và hầu hết trong số này, hông đều bị trật khớp. Hiện tượng loạn sản (trật khớp) ít xảy ra hơn (21 trong số 44) ở chuột con được quấn chỉ trong 5 ngày đầu tiên hoặc 5 ngày sau.

Những chú chuột con này chỉ khác nhau ở chỗ chân của chúng có được quấn với nhau hay không. Vì vậy, chính tình trạng chân – duỗi và ép chặt – dẫn đến chứng loạn sản xương hông. Ở những con chuột con có chân được quấn trong 10 ngày, dây chằng tròn đã biến mất. Ở những con chuột bị bó chân chỉ trong 5 ngày, dây chằng tròn vẫn còn nhưng bị tổn thương.

Bạn đang thắc mắc rằng chúng tôi có chứng thực được liệu kết quả này có đúng với chó con hay khôn. Một thí nghiệm tương tự đã được thực hiện trên chó con với một chân đã được bó bột để giữ nó duỗi, và kết quả là phần hông bên đó đã bị loạn sản. Tại sao những chú chó lại nằm ở tư thế này? Có nhiều hình ảnh và video về những chú chó con còn rất nhỏ đang bú và bò xung quanh ổ khi chân bị chịu lực tác động. Các chân sau bị duỗi và ép chặt liên tục khi chúng cố đẩy mình về phía trước. Trong khoảng thời gian từ ba đến bốn tuần trước khi bắt đầu biết đi, một con chó con có thể làm điều này hàng nghìn lần, mỗi lần đều tác động lực lên dây chằng tròn.

Từ thí nghiệm trên chuột và những thí nghiệm khác đã được thực hiện trên các động vật có vú mới sinh khác, chúng ta có thể phỏng đoán rằng cách cử động chân mà chúng ta thường gọi là “bò” này sẽ dẫn đến loạn sản xương hông.

Lưu ý rằng mặc dù tất cả chuột con trong một nhóm được đều được thử nghiệm theo cùng một cách, nhưng không phải tất cả chúng đều phát triển chứng loạn sản xương hông (ví dụ: 36 trong số 44 chuột trong nhóm 10 ngày). Lý do dẫn đến kết quả này sẽ được tiết lộ trong các nghiên cứu bổ sung, nhưng chúng ta không nên mong đợi có sự khác biệt rõ ràng và nhất quán giữa các cá thể trong mỗi nhóm.

Mục đích của Thảm chống trơn trượt là giúp chân của những chú chó không bị duỗi và ép chặt. Nó không có hiệu quả như những bề mặt gồ ghề, nhưng thay vào đó, nó cung cấp một bề mặt thẳng đứng mà chú chó con có thể có lực đẩy thay vì trượt trên bề mặt sàn.

Nếu bạn hiểu những điều tôi đã nói, bạn sẽ nhận ra rằng chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết được chứng bệnh loạn sản xương hông bằng cách cố gắng chọn những con bố mẹ có hông tốt hơn và loại bỏ những con khác khỏi đàn giống. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là nếu dây chằng tròn đã sớm bị tổn thương thì các yếu tố khác – bao gồm cả những yếu tố môi trường, như tập thể dục và thừa cân, và yếu tố di truyền như kích thước cơ thể lớn có thể giúp quyết định liệu chứng loạn sản xương hông sẽ nhẹ hay nghiêm trọng.

Nếu bạn muốn có những chú chó có phần hông khỏe mạnh, bạn phải bảo vệ dây chằng tròn không bị tổn thương khi chúng duỗi và ép chân sau để cố gắng di chuyển về phía trước. Trên thực tế, chúng ta không thể loại bỏ chứng loạn sản xương hông ở chó nếu không làm điều này, bởi vì nguy cơ xảy ra từ lúc mới sinh, và dây chằng có thể bị tổn thương trong vài tuần đầu sau khi đẻ. Từ nghiên cứu trên chuột, chúng ta nên biết rằng không phải tất cả những cá thể trong cùng một đều sẽ có phần hông khỏe mạnh. Nhưng chúng ta có thể giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của chứng loạn sản xương hông bằng cách giải quyết vấn đề chống trơn trượt cơ bản.

Bệnh loạn sản xương hông ở chó được gây ra do các nguyên nhân thuộc về di truyền và môi trường khách quan. Cách tốt nhất để phòng tránh và giảm tỉ lệ mắc bệnh là chọn giống sàng lọc. Chọn phối giống những cá thể bố và mẹ có cấu tạo xương khỏe mạnh. Điều này mặc dù không đảm bảo rằng cún con mới sinh ra sẽ không mang bệnh, nhưng tỉ lệ mắc bệnh này sẽ là thấp nhất. Đối với các chủ nuôi, bạn cần đưa cún đến các cơ sở thú y kiểm tra định kỳ. Đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lí để sức khỏe chúng luôn ở trạng thái tốt nhất.