Người ta yêu thích chó Nhật Shiba Inu không chỉ bởi vẻ ngoài nhỏ nhắn, săn chắc cùng tính cách vui vẻ, đáng yêu mà chúng còn được đánh giá là dễ nuôi và rất ít khi mắc bệnh, mặt khác bệnh lý xảy ra ở loài chó này thường đến từ di truyền là chủ yếu. Tuy nhiên, các chủ nuôi cũng không nên vì thế mà chủ quan, nếu bạn đang nuôi hoặc đang có ý định nghĩ đến việc nuôi một chú chó Nhật Shiba Inu, bạn nên biết được những vấn đề sức khỏe hay gặp ở giống chó này. Sau đây Tùng Lộc Pet sẽ giúp bạn biết được những căn bệnh đó là gì cũng như nguyên nhân và cách phòng bệnh trong quá trình nuôi chó Shiba bạn nhé!
Bệnh tăng nhãn áp
Đây là căn bệnh mà áp lực đè lên mắt khiến mắt không đủ dịch tiết ra. Nếu để lâu không chữa trị gây tổn thương nghiêm trọng cho dây thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mù lòa.
Nguyên nhân
Chủ yếu do di truyền. Ngoài ra, bệnh thường xảy ra đối với nền tảng của các bệnh khác: tiểu đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
Biểu hiện
- Xuất hiện nhiều mạch máu đỏ trong lòng trắng mắt.
- Chó chớp mắt và dụi mắt nhiều.
- Có lớp màng mờ mỏng trong mắt.
- Đồng tử giãn nở, mắt chó Shiba bắt đầu không phản ửng với ánh sáng.
- Nặng nhất là chó hoàn toàn mất thị lực.
- Các triệu chứng liên quan như: đau đầu, chán ăn, ít muốn chơi, mệt mỏi,…
Cách chữa trị
Nếu bệnh nhẹ bác sĩ thú y sẽ kê thuốc các loại thuốc cả uổng cả nhỏ mắt để làm giảm áp lực trong mắt. Điều này có tác dụng đưa mắt chó Shiba về trạng thía bình thường và ngăn chặn tình trạng xấu về thị lực xảy ra. Trong trường hợp bệnh phát hiện muộn, dây thần kinh quang học đã tổn thương nhiều thì bác sĩ sẽ đưa ra phương án phẫu thuật song tỉ lệ thành công là không cao.
Cách phòng tránh
Cách hữu hiệu nhất là chủ nuôi đưa chó Shiba đi phòng khám kiểm tra mắt định kì phòng khi mắc bệnh có thể phát hiện kịp thời. Đồng thời luôn vệ sịnh sạch sẽ mắt loại bỏ gử bằng khăn mềm và bảo vệ chó khỏi các vật nguy hiểm sắc nhọn có khả năng đâm chọc mắt bé.
Dị ứng
Những chú chó Nhật Shiba Inu được nuôi ở môi trường nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam rất hay mắc phải các bệnh dị ứng. Tuy không nguy hiểm nhưng nó lại gây khó chịu, làm mất thẩm mỹ cho chú chó nhà bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc dị ứng các loại thức ăn, bụi bẩn hay phấn hoa, chất tẩy rửa, hóa chất, côn trùng, ký sinh trùng (ghẻ, nấm),…
Biểu hiện và triệu chứng
- Nổi nốt mẩn đỏ toàn thân, sưng tấy và chó thấy nóng và ngứa.
- Liên tục chà xát xuống nền đất, gãi, liếm vào chỗ ngứa hoặc gặm chân.
- Chảy nước mắt, nước mũi.
- Những vùng bệnh nặng xuất hiện vết lở loét trên da, hơi rớm máu.
- Rụng lông ở các vùng da bị dị ứng.
- Có các triệu chứng thứ phát như tiêu chảy, nôn ói.
- Chó bỏ ăn, cuống quýt, vô cùng khó chịu.
Cách chữa trị
Xác định nguyên nhân gây bệnh, nếu do thức ăn thì loại bỏ thức ăn đó trong khẩu phần ăn cũng như do phấn hoa hay côn trùng thì mang ra khỏi môi trường nuôi chó xung quanh. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bạn có thể bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y hay mang đến phòng khám để được tiêm thuốc giảm dị ứng. Bổ sung các loại rau củ và vitamin đặc biệt là vitamin B để chó Shiba có sức đề kháng.
Cách phòng tránh
- Vệ sinh thường xuyên không gian chó hay tiếp xúc như các ổ đệm, nơi ở, nơi vui chơi tránh để ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
- Tắm rửa cho bé bằng các loại sữa tắm dành riêng cho chó, giữ cơ thể bé luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để chó có sức đề kháng.
- Không cho bé tiếp xúc với các bé cún đang bị bệnh.
- Tiêm vắc xin phòng ngừa.
Bệnh đục thủy tinh thể
Nguyên nhân
- Do di truyền và dị tật bẩm sinh.
- Do tai nạn, chấn thương như các vật nhọn đâm vào mắt.
- Do sự lão hoá của tuổi già.
- Do chó tiếp xúc với bức xạ hoặc độc chất.
Biểu hiện và triệu chứng
Với bệnh đục thể tinh thủy, mặc dù chó sẽ không có cảm giác đau đớn gì nhưng khi nhìn vào mắt chó Nhật Shiba Inu sẽ thấy một lớp màng đục bao phủ quanh mắt, thị lực kém hơn. Do đó, khi ăn những chú Shiba bị bệnh đục thể tinh thủy thường có xu hướng ngửi thay vì nhìn thức ăn.
Cách chữa trị
Cách duy nhất để chữa khỏi bệnh này là phẫu thuật. Các bác sỹ sẽ loại bỏ các vết mờ trong thủy tinh thể. Khôi phục lại những tế bào mắt bị tổn thương. Ngày nay, do sự phát triển của y học. Thời gian mổ đục thủy tinh thể chỉ kéo dài trong vài giời. Sau khi phẫu thuật, thị lực của chó có thể đạt khoảng 70-90% so với bình thường.
Cách phòng tránh
- Kiểm tra mắt cho chó thường xuyên hoặc có thể dùng thuốc nhỏ mắt cho chó hàng ngày giúp chúng vệ sinh được mắt sau ngày dài vận động.
- Nếu đôi mắt của chó xuất hiện các đốm nhìn như mây, có màu đục hoặc xám xanh. Hoặc bạn nghi ngờ chó của bạn đang bị giảm tầm nhìn thì bạn nên sớm đưa chó đến các cơ sở thú y khám.
- Tìm hiểu về sức khỏe của bố mẹ của chú chó của bạn, vì đục thủy tinh thể thường di truyền.
- Phát hiện bệnh tiểu đường hoặc các chấn thương ở mắt kịp thời.
Loạn sản xương hông ở chó Nhật Shiba Inu
Loạn sản xương hông là một chứng bệnh do sự phát triển lệch lạc của khớp xương. Sự liên kết lỏng lẻo giữa các đầu khớp khiến các xương chi của chó phải chuyển động nhiều hơn bình thường. Điều này dẫn đến thoái hóa, viêm nhiễm và gây đau đớn cho cún cưng.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến chứng loạn sản xương hông đến cả từ yếu tố môi trường lẫn di truyền, các khớp lỏng, chùng, lệch nhau bẩm sinh. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không hợp lí (thiếu canxi hay ăn quá nhiều) cũng như việc ít được vận động thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Biểu hiện và triệu chứng
- Ít hoạt động, các bé sẽ không muốn đi lại, nằm một chỗ.
- Quan sát bằng mắt thường thấy các khớp lệch hẳn khung xương.
- Đứng dậy khó khăn, di chuyển nặng nề.
- Lảo đảo khi chạy, khó đứng thăng bằng, chi sau khập khiễng.
- Đau khớp hông, cơ bắp đùi bị teo do ít hoạt động.
- Nhảy 4 chân, cơ thể lắc lư không vững.
- Trọng lượng chủ yếu dồn vào chi trước dấn đến việc teo cơ đồng thời tăng cơ bắp vai.
Cách chữa trị
Đối với những chú chó Shiba bị bệnh loạn sản xương hông giai đoạn nhẹ, chủ nuôi cần tiến hành kiểm soát cân nặng cho chó tại nhà kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện hợp lí. Bắt đầu từ những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng. Nếu chó không cảm thấy đau đớn, bạn có thể cho chó tăng tần suất tập luyện lên. Nhờ đó kiểm soát cân nặng của chó, làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
Tiến hành cho Shiba vật lý trị liệu. Bơi lội một liệu pháp tốt, khuyến khích sự hoạt động của cơ, tránh mỏi cơ và khớp. Từ đó giúp bé chuyển động linh hoạt hơn.
Cách phòng bệnh
Nếu bệnh nguyên nhân do bẩm sinh, di truyền thì rất khó phòng ngừa cho nên để tránh bị bệnh từ di truyền các bạn khi phối giống chó cần sàng lọc giống, chọn các cá thể bố mẹ xương chắc khỏe, không có dị tật biết được phả chó ông bà thì càng tốt. Bố mẹ sức khỏe tốt thì đời con sinh ra tỉ lệ mắc bệnh là rất thấp.
Còn trường hợp do các yếu tố bên ngoài tác động thì chủ nuôi cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí và lối sống khoa học cho chú chó Shiba nhà mình. Duy trì chế độ dinh dưỡng tránh làm bé tăng hay giảm đột ngột cân nặng. Tăng cường các bài tập luyện để bé có sức đề kháng tốt nhất. Đồng thời, cần đưa các bé đến cơ sở thú ý khám định kì tránh tình trạng mắc bệnh mà không biết hoặc để lâu gây nguy hiểm.
Mong rằng qua những thông tin chúng mình vừa chia sẻ ở trên đã giúp bạn nhận biết được các căn bệnh thường gặp ở chó Shiba khi nuôi để từ đó kịp thời điều trị cũng như có biện pháp phòng tránh thích hợp. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quý báu để đọc bài viết và chúc bạn có những giây phút vui vẻ bên thú cưng của mình.