Kinh nghiệm chăm sóc giống chó Mông Cộc cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm chăm sóc giống chó Mông Cộc cho người mới bắt đầu

Mông Cộc là giống chó có xuất xứ từ vùng Tây Bắc nước ta, được coi là “vật báu” của đồng bào dân tộc người Mông. Những năm trở lại đây, chó Mông Cộc không chỉ được nuôi phổ biến ở vùng núi mà đã bắt đầu du nhập vào cả vùng đồng bằng. Dần dà, người ta càng ngày càng nhận thấy những đặc điểm nổi trội của chó H’mông cộc, từ giống chó hoang dã chúng đã trở thành một trong “Tứ đại Quốc Khuyển” của Việt Nam sau khi qua bàn tay thuần hóa của con người. Bạn đang quan tâm đến chó Mông Cộc và muốn sở hữu chúng nhưng lại lo lắng mình chưa có kinh nghiệm. Vậy thì đừng lo nhé, bởi Tùng Lộc Pet sẽ cung cấp có bạn những thông tin cơ bản về cách chăm sóc giống chó Mông Cộc qua bài viết sau đây. Cùng đón đọc nào!

Môi trường sống lý tưởng

Những ngôi nhà có sân vườn rộng rãi là môi trường lý tưởng nhất để nuôi giống chó Mông Cộc

Xuất thân từ núi rừng Tây Bắc, được bà con nơi đây sử dụng để trông nhà, bảo vệ gia súc và săn bắn nên ít nhiều bạn cũng thấy được môi trường sống của chó Mông Cộc thế nào rồi đúng không? Đó phải là một không gian rộng rãi, thoải mái đủ cho chúng chạy nhảy. Những ngôi nhà ở vùng ngoại ô có sân vườn, diện tích rộng là không gian thích hợp hơn cả. Với những bạn ở chung cư hay căn hộ cũng vẫn có thể nuôi được H’mông cộc miễn sao chuồng nuôi phải đủ chó chúng đứng, nằm, ngồi thoải mái. Mặc dù thích nghi nhanh chóng với mọi điều kiện, môi trường sống khác nhau tuy nhiên hãy đảm bảo nơi ở của Mông Cộc thoáng đãng, sạch sẽ và không quá chật hẹp, bí bách bởi như thế chẳng khác nào kìm hãm bản tính năng động của “người con núi rừng” này.

Chế độ dinh dưỡng

Vốn là giống chó bản địa của Việt Nam nên những người bạn này có đặc điểm là rất dễ nuôi. Chúng ăn cơm là chủ yếu vì theo quan niệm của dân ta ăn cơm sẽ chắc dạ. Ngày này, chó Mông Cộc cũng được nuôi phổ biến ở vùng đồng bằng nên mặc dù dễ chăm sóc song chúng vẫn cần được quan tâm đến chế độ ăn uống. Và tùy vào từng độ tuổi sẽ có cách thức cho ăn khác nhau.

Chó Mông Cộc con hệ tiêu hóa còn kém do đó, bạn cần cho chúng ăn thức ăn mềm nhỏ, đảm bảo được nấu chín kĩ. Bạn có thể chó chúng ăn cháo, cơm nhuyễn với thịt băm và nội tạng động vật. Nên cho ăn 3-4 bữa/ngày và chỉ cho ăn lượng vừa đủ, không để thừa. Nếu thừa thì đổ đi chứ không để đấy phòng khi chúng ăn tiếp dễ sinh bệnh vì đồ ăn ôi thiu.

Đối với những chú Mông Cộc lớn hơn bắt đầu tập cho chúng tập ăn với đồ tươi sống. Yêu cầu bắt buộc đối với thịt sống là phải tươi ngon, hợp vệ sinh. Lúc này ngoài thịt cung cấp lượng protein chủ yếu thì cần tăng cường thêm cả các loại rau củ quả.

Mông Cộc trên 1 năm tuổi bạn có thể giảm khẩu phần ăn xuống chỉ cho ăn 2 bữa một ngày với nhiều thịt và rau, bổ sung cả xương cho chó gặm như xương bò, xương lợn tăng cường canxi giúp xương phát triển. Không cần cho ăn quá nhiều nhưng nhớ là tăng khẩu phần ăn nhé. Chó càng lớn thì tiêu thụ một lượng thức ăn cũng lớn tương ứng theo, như vậy mới đáp ứng được năng lượng đi nuôi cơ thể cũng như hoạt động hàng ngày.

Vệ sinh cho chó Mông Cộc

Dọn dẹp nơi ở của chúng được khô ráo, sạch sẽ, thay ổ đệm thường xuyên tránh để ẩm ướt – môi trường thích hợp cho vi khuẩn tích tụ gây bệnh nhất là các bệnh về da.

Thuộc giống chó lông dài vừa nhưng Mông Cộc không đòi hỏi quá nhiều về việc chăm sóc lông. Chỉ cần chải lông cho chúng 1-2 lần/tuần để loại bỏ những phần lông thừa đồng thời kích thích mọc lông mới. Về vệ sinh lông thì cách hữu hiệu nhất là tắm rửa cho chó H’mông cộc. Đặc điểm lông dễ bám bụi bẩn do đó một tuần nên tắm cho chúng ít nhất 1 lần, mùa đông thì có thể giảm cường độ xuống. Sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng chuyên dụng cho thú cưng mà bạn hoàn toàn tìm mua dễ dàng trên thị trường. Trong quá trình tắm mát xa nhẹ nhàng cơ thể chúng, chú ý làm sạch kĩ ở các bộ phận như kẽ chân, tai, nách nơi tập trung nhiều vi khuẩn kí sinh trên lông. Và nhớ xả lại từ từ, chậm rãi với nước.

Thường khi tắm xong nhiều bạn cứ nghĩ thế là xong xuôi rồi nên kệ đấy. Như thế là hoàn toàn không tốt một chút nào bởi bộ lông dài dày khó thoát nước, nếu để lâu ngấm vào da chó dễ bị mắc bệnh viêm da, cảm lạnh cũng như viêm phổi. Vì vậy, cần lau khô người cho Mông Cộc bằng khăn khô sạch sẽ đến khi ráo nước rồi sấy qua nhé.

Chế độ vận động

Chắc chắn chó Mông Cộc đòi hỏi sự vận động tương đối nhiều rồi. Bởi xuất thân từ nơi núi rừng hoang dã, chúng đã quen với cuộc sống bay nhảy không bị bó buộc nơi đây nên phần nào “những đứa con của vùng đại ngàn” luôn cần được giải phóng năng lượng trong mình. Vậy nên, để tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ chủ nuôi cần dẫn chúng đi dạo ít nhất 20-30 phút mỗi ngày, có thể cho H’mông cộc chạy bộ hoặc chạy theo xe đạp của bạn,… Cuối tuần nhiều thời gian hơn thì cho chúng chơi các trò chơi thể lực như nhảy cao, bơi lội,… rèn luyện sức khỏe, phát triển cơ bắp.

Huấn luyện

Được cho là giống chó có tổ tiên là loài chó sói rừng cộng thêm sống trong môi trường tự nhiên hoang sơ đã tạo nên bản tính hoang dã ở chó H’mông cộc. Mặc dù đã được thuần hóa song ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng. Chó Mông Cộc trung thành, điềm đạm nhưng đôi khi cũng khá cứng đầu nên việc huấn luyện từ nhỏ là điều cần thiết. Hãy bắt đầu bằng các bài huấn luyện đơn giản như: dạy cho chúng biết đứng, nằm, ngồi, chủ gọi nhận biết được, vệ sinh đúng chỗ, bắt tay,… Nổi tiếng là dòng chó thông minh và có trí nhớ tốt nên H’mông cộc sẽ tiếp thu nhanh chóng những gì bạn dạy bảo nên với những bạn chưa có kinh nghiệm cũng đừng lo lắng quá nhé.

Mỗi lần chúng làm tốt hãy khích lệ bằng cách vỗ tay hoặc thưởng cho Mông Cộc đồ ăn hay đồ chơi,… Ngược lại, làm sai nên có biện pháp răn đe để lần sau không tái phạm. Tuyệt đối không nên đánh chúng trong quá trình huấn luyện vừa làm chú chó của bạn sự hãi lại phần nào ảnh hưởng đến tâm lí về sau.

Chăm sóc sức khỏe

Tuổi thọ của chó H’mông cộc tương đối dài từ 15-20 năm, nhìn chung được đánh giá là giống chó khỏe, dễ nuôi và không quá cầu kì trong việc chăm sóc. Tuy nhiên, chủ nuôi cần chú ý một số vấn đề sức khỏe hay gặp ở chó Akita như: bệnh dại, care, parvovirus,…

Không nên chủ quan thấy chó Mông Cộc có sức khỏe tốt mà lơ là trong việc theo dõi sức khỏe. Cách phòng tránh bệnh tốt nhất là tiêm phòng đầy đủ cho các bé theo lịch tiêm, đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe định kì, tránh trường hợp bị bệnh mà không phát hiện kịp thời. Khi thấy Mông Cộc có các dấu hiệu như: nôn mửa, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, bỏ ăn,… thì cần đưa đến cơ sở thú y ngay lập tức.

Trên đây là toàn bộ kiến thức cơ bản về cách nuôi giống chó Quốc Khuyển H’mông cộc cho người mới bắt đầu. Nuôi chó vừa dễ mà lại vừa khó. Nếu bạn quan tâm, chăm sóc chúng bằng cả tấm lòng thì việc nuôi chó trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Và trước khi quyết định nuôi Mông Cộc hãy đảm bảo là điều kiện bản thân mình phù hợp và có thể đồng hành với chúng, hãy để nuôi chó là niềm vui chứ không phải một cuộc chiến vật lộn bạn nhé. Chúc bạn có những giây phút vui vẻ bên những chú thú cưng đáng yêu của mình!