Chó Pug mặt xệ thường mắc bệnh gì? Cách phòng tránh

Nếu bạn đang nuôi hoặc đang có ý định nghĩ đến việc nuôi một chú chó Pug mặt xệ đáng yêu, bạn nên biết được những vấn đề sức khỏe hay gặp ở giống chó này. Sau đây Tùng Lộc Pet xin gửi đến bạn các bệnh thường gặp ở chó Pug cũng như nguyên nhân và cách phòng bệnh, từ đó biết cách phòng tránh để nuôi dưỡng chúng khỏe mạnh nhất.

Chó Pug bị viêm da dẫn đến rụng lông

Đối với động vật nhiều lông như chó, mèo thì viêm da là điều không tránh khỏi. Mặc dù Pug mặt xệ thuộc dòng chó lông ngắn dễ chăm sóc nhưng khả năng mắc các bệnh về da vẫn khá cao. Khi bị bệnh chó Pug sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến rụng lông cả mảng gây mất thẩm mỹ. Nếu không muốn thấy các bé khổ sở vì căn bệnh tai quái này thì cần nhanh chóng chữa trị để không phải chịu những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Bắt nguồn từ ký sinh trùng như: ve rận, mò, bọ chét,… chúng ký sinh trên lông, tai cún hoặc các kẽ móng.
  • Việc dị ứng từ các loại thuốc hay xà phòng tắm.
  • Chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ, các ổ đệm không được thay thường xuyên.
  • Do lây tiếp xúc trực tiếp với các bé cún bị viêm da.
  • Viêm da cũng bắt nguồn khi bị nhiễm trùng từ các vết thương hở.

Biểu hiện và triệu chứng

Một chú chó Pug mặt xệ bị bệnh viêm da khá nặng, các mảng lông rụng và da mẩn đỏ
Một chú chó Pug bị bệnh viêm da khá nặng, các mảng lông rụng và da mẩn đỏ

Biểu hiện chung là hầu hết các bé cún cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, đỏ da và rụng lông. Tuy nhiên viêm da ở chó Pug đa phần thường đến từ bệnh ghẻ mà ra. Khi chó Pug bị ghẻ tấn công chúng sẽ đẻ trứng và sinh sôi trên chính vùng da của cún. Vì bệnh khiến chó Pug khó chịu nên việc gãi ngứa bằng chân hay cọ xuống nền đất làm phần da bị viêm trầy xước, chảy máu là điều không thể tránh khỏi dẫn tới những vùng có nốt mẩn đỏ có hiện tượng đóng vảy, bong tróc, cơ thể bé có mùi hôi.

Cách phòng bệnh

  • Tắm rửa cho Pug bằng các loại sữa tắm dành riêng cho thú cưng. Lưu ý tắm xong cần lấy khăn lau khô người bé rồi sấy lại nhẹ nhàng. Tuyệt đối không để lông ẩm ướt là điều kiện thích hợp cho kí sinh trùng phát triển.
  • Trời mưa nếu bé ra ngoài đùa nghịch cũng cần lau, sấy lông cho Pug bởi để lâu lông khó thoát nước cũng rất dễ gây nấm, mốc da.
  • Vệ sinh thường xuyên các ổ, đệm cho cún, tránh để ẩm ướt, mất vệ sinh.
  • Không cho Pug tiếp xúc với các bé cún đang bị bệnh.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh cũng là cách hữu hiệu và dài lâu.

Các bệnh về mắt: bị đục mắt, khô mắt, đau mắt đỏ

Đôi mắt to tròn tạo nên nét đáng yêu của Pug khiến chúng nổi bật so với các giống chó khác. Tuy nhiên, đây cũng là điểm yếu của dòng chó này khi mà chúng rất hay mắc phải các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể (đục mắt), khô giác mạc, đau mắt đỏ,…

Nguyên nhân gây bệnh

  • Do di truyền và bẩm sinh.
  • Do tai nạn, chấn thương: như các vật nhọn đâm vào mắt.
  • Kích ứng với bụi bẩn, hóa chất, bức xạ,..
  • Côn trùng bay vào mắt.
  • Lây nhiễm từ chó bị bệnh.

Biểu hiện và triệu chứng

Khi bị khô mắt, dấu hiệu đầu tiên là bạn sẽ thấy chó Pug hay nheo mắt, rất nhạy cảm với ánh sáng. Cả vùng mắt đỏ lên, sưng mí, khô giác mạc kéo theo là các các chất tiết màu vàng hoặc xanh lá cây tụ lại ở đầu mắt.

Với bệnh đục thể tinh thủy, mặc dù chó sẽ không có cảm giác đau đớn gì nhưng khi nhìn vào mắt Pug sẽ thấy một lớp màng đục bao phủ quanh mắt, thị lực kém hơn. Do đó, khi ăn những chú Pug bị bệnh đục thể tinh thủy thường có xu hướng ngửi thay vì nhìn thức ăn.

Các bạn có thể thấy lớp màng mỏng bao quang mắt chó Pug mặt xệ khi mắc bệnh đục thể tinh thủy
Các bạn có thể thấy lớp màng mỏng bao quanh mắt Pug khi chúng mắc bệnh đục thể tinh thủy

Chó Pug bị đau mắt đỏ biểu hiện thường thấy là đỏ mắt, mí mắt sưng dính lại vào nhau, tiết nhiều chất nhầy màu vàng tạo thành lớp dử mắt. Lúc này chó cực kì nhạy cảm với ánh sáng nên chúng sẽ hay nằm ở góc tối.

Cách phòng tránh

Luôn giữ cho mắt được sạch sẽ bằng cách hàng ngày sử dụng khăn mềm lau sạch mắt cho Pug.

Nhỏ mắt thường xuyên khoảng 3-4 lần/tuần bằng dung dịch thuốc nhỏ mắt đặc trị cho thú cưng.

Hạn chế cho chó Pug tiếp xúc với bụi bẩn, vật sắc nhọn hay những con chó bị bệnh.

Thăm khám, kiểm tra mắt định kì phòng trường hợp bị bệnh để kịp thời điều trị.

Bổ sung chất dinh dưỡng như vitamin từ các loại rau củ đặc biệt là cà rốt để mắt sáng.

Chó Pug thở khò khè

Với cấu tạo hộp sọ đặc biệt mặt phẳng, mũi ngắn và dẹt khiến những giống chó mũi ngắn hay gặp các bệnh liên quan đến hô hấp đặc biệt là chứng khó thở, thở khò khè.

Nguyên nhân gây bệnh

Những hôm thời tiết quá nắng nóng hay do chó Pug chạy nhảy trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến chứng khó thở. Bên cạnh đó, môi trường sống xung quanh bí bách, nhiều khói bụi, bụi bẩn cũng không loại trừ.

Biểu hiện và triệu chứng

  • Chó Pug thở khò khè, thở gấp.
  • Thở bằng miệng và phát ra tiếng.
  • Chó đứng ngồi không yên, không nằm lâu được một chỗ.
  • Bụng co thắt từng cơn theo nhịp thở.
  • Biếng ăn và mệt mỏi.

Cách phòng tránh

Đầu tiên, hãy đảm bảo nơi ở của chó Pug mặt xệ được thoáng đãng, khô ráo và sạch sẽ. Nếu môi trường xung quanh gần với bụi bẩn hay ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đường hô hấp của chúng.

Hạn chế cho Pug chơi đùa, chạy nhảy trong một thời gian dài. Vào mùa hè, tốt nhất là chỉ cho Pug ra ngoài vào sáng sớm hay chiều khi đã tắt nắng. Nhưng đồng thời cũng không nên để chúng nằm trong nhà quá lâu.

Hàng ngày rửa mũi cho Pug bằng dung dịch nước muối. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý của người luôn cũng không sao cả. Ngoài ra, bổ sung nước uống cho cho Pug thật nhiều nhé.

Viêm phổi dẫn đến thở khò khè

Triệu chứng thở khò khè ở chó Pug ngoài nguyên nhân do đặc điểm cấu tạo ngoại hình ra thì rất có thể chúng còn bị mắc các bệnh liên quan đường hô hấp điển hình là căn bệnh viêm phổi.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Do nguồn lây các loại virus, vi khuẩn liên quan đến đường hô hấp.
  • Lây từ mẹ sang con hay tiếp xúc với những chú chó đã mắc bệnh.
  • Môi trường sống xung quanh bẩn, không được thoáng đãng, vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
  • Ăn phải thức ăn, đồ uống có tác nhân gây bệnh hoặc ăn chung với chú chó bị mắc bệnh.
  • Do thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh.

Biểu hiện và triệu chứng

  • Trước tiên chó Pug cảm thấy mệt mỏi, lười vận động, ít đi lại nằm một chỗ, thở khò khè phát ra tiếng thở to.
  • Đi kèm các triệu chứng sốt cao, mắt đỏ, chảy nước mũi.
  • Xuất hiện các cơn ho, đau đớn khi ho, thở dốc. Khi nhiệt độ giảm về đêm và sáng sớm là lúc chú cún sẽ ho nhiều hơn, dần dần miệng chuyển từ đỏ sẫm sang tím tái. Lúc này chú chó hoàn toàn mệt mỏi, không có sức đi lại.

Cách phòng tránh bệnh

  • Tiêm phòng theo định kì đầy đủ cho các bé.
  • Giữ sạch sẽ nơi ở, cho bé ở nơi khô ráo, kín gió.
  • Bổ sung thức ăn giàu chất dinh dưỡng, quan tâm chăm sóc bé để các bé có sức đề kháng tốt
  • Tránh cho các bé ra ngoài đặc biệt là thời điểm sáng sớm và đêm muộn vào những ngày thời tiết lạnh.
Bảo đảm nơi ở của chó Pug mặt xệ được sạch sẽ, thoáng đãng.
Bảo đảm nơi ở của các bé được sạch sẽ, thoáng đãng.

Chó Pug bị béo phì

Được đánh giá là giống chó dễ nuôi và không kén ăn. Hàng ngày dung nạp một lượng thức ăn tương đối lớn vào cơ thể nhưng người bạn này lại khá lười vận động, ăn xong là nằm ì một chỗ. Do đó, béo phì là bệnh phổ biến ở dòng chó Pug mặt xệ.

Nguyên nhân gây bệnh

Thứ nhất, do ăn quá nhiều đồ ăn chứa chất béo. Thức ăn chính của Pug là các loại thịt, bản thân chúng đã có sẵn hàm lượng chất béo trong đó. Việc chủ nuôi để chó Pug ăn mất kiểm soát, ăn bừa phứa không đúng bữa ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất gây dư thừa chất béo.

Thứ hai, chó Pug ít vận động, không tập thể dục thường xuyên, năng lượng nạp vào cơ thể nhưng không được giải phóng thế nên béo phì là điều khó tránh khỏi.

Biểu hiện và triệu chứng

Có thể nhận biết bằng mắt thường rõ nhất là khi nhìn bé to béo hơn hẳn so với các bé khác ở cùng độ tuổi. Phần bụng to phình ra cả hai bên, đi lại hay di chuyển lắc lư, núng nính. Kéo theo tăng cân một cách mất kiểm soát. Ngoài ra, hãy sờ vào phần xương sườn ở bụng chó Pug nếu không thấy lớp xương phân tầng rõ rệt khả năng cao bé nhà bạn đã bị béo phì.

Cách phòng tránh

Xây dựng cho chó Pug khẩu phần dinh dưỡng hợp lí. Ngoài việc bổ sung protein, chất béo từ thịt kết hợp thêm các loại vitamin cũng như chất xơ từ rau củ quả. Nên thay đổi linh hoạt đồ ăn mỗi bữa tránh trường hợp thừa chất này thiếu chất kia.

Tạo kỷ luật cho bé trong ăn uống, thời điểm thích hợp nhất là khi bé trên hai tháng tuổi. Mỗi bữa chỉ nên cho Pug ăn trong khoảng thời gian nhất định tầm 15-20 phút, ăn xong thì cất luôn đĩa vừa giúp chó ăn đúng khẩu phần lại vừa không bị ăn phải đồ thừa, ôi thiu.

Thêm vào đó, tập luyện là biện pháp hữu hiệu trong phòng bệnh béo phì ở chó Pug mặt xệ. Mỗi ngày hãy dành 20-30 phút dẫn bé đi dạo, chạy nhảy chơi các bài tập đơn giản như: ném đĩa, bắt bóng, nhảy cao… Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tinh thần vui vẻ lại đẩy lùi béo phì các bạn nhé.

Loạn sản xương hông

Loạn sản xương hông ở chó là một chứng bệnh do sự phát triển lệch lạc của khớp xương. Sự liên kết lỏng lẻo giữa các đầu khớp khiến các xương chi của chó phải chuyển động nhiều hơn bình thường. Điều này dẫn đến thoái hóa, viêm nhiễm và gây đau đớn cho cún cưng.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Nguyên nhân dẫn đến chứng loạn sản xương hông đến từ cả yếu tố môi trường lẫn di truyền.
  • Các khớp lỏng, chùng, lệch nhau bẩm sinh.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân, béo phì.

Biểu hiện và triệu chứng

  • Ít hoạt động, các bé sẽ không muốn đi lại, nằm một chỗ.
  • Khó khăn đứng dậy, di chuyển nặng nề.
  • Lảo đảo khi chạy, khó đứng thăng bằng, chi sau khập khiễng.
  • Đau khớp hông, cơ bắp đùi bị teo do ít hoạt động.
  • Nhảy 4 chân, cơ thể lắc lư không vững.
  • Trọng lượng chủ yếu dồn vào chi trước dấn đến việc teo cơ đồng thời tăng cơ bắp vai.

Cách phòng bệnh

Vi nguyên nhân gây bệnh do các nguyên nhân thuộc về di truyền và môi trường khách quan. Nên để tránh bị bệnh từ di truyền các bạn khi phối giống chó cần sàng lọc chọn giống, chọn các cá thể bố mẹ xương chắc khỏe, không có dị tật.

Duy trì chế độ dinh dưỡng tránh làm bé tăng hay giảm đột ngột cân nặng. Tăng cường các bài tập luyện để bé có sức đề kháng tốt nhất. Đồng thời, cần đưa các bé đến cơ sở thú ý khám định kì. Tránh tình trạng mắc bệnh mà không biết hoặc để lâu gây nguy hiểm.

Lời kết

Mong rằng qua những thông tin chúng mình vừa chia sẻ ở trên đã giúp bạn nhận biết được các căn bệnh thường gặp ở chó Pug mặt xệ để từ đó kịp thời điều trị cũng như có biện pháp phòng tránh thích hợp. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quý báu để đọc bài viết và chúc bạn có những giây phút vui vẻ bên thú cưng của mình.

(Tham khảo bài viết về Giá chó Pug năm 2020)

Các bạn có nhu cầu sở hữu một chú chó Pug con xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Pug, xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Công ty TNHH Thú cưng Tùng Lộc

    • Hotline: 0826880528 (Viber/Zalo)
    • Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội
    • Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
    • Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội
    • Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
    • Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Bê Tông Cảng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội
    • Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM
    • Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet.

Xin chân thành cảm ơn!

Giám đốc

Trần Khánh Tùng

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!