Cá chép Koi ăn gì? Gần đây, Tùng Lộc Pet nhận được rất nhiều thắc mắc về loại thức ăn giúp để nuôi cá Koi Nhật Bản. Cá Koi không phải là một loại cá kén ăn nhưng một chế độ ăn uống cân bằng sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch của cá chép Koi và sẽ tránh được bệnh tật. Chế độ ăn uống của koi nên bao gồm sáu thành phần chính: protein, chất béo, carbs, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Cá chép Koi ăn loại chất đạm nào?
Chất đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cá chép Koi
Chất đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cá chép Koi. Cá chép Koi non ăn gì? Cá chép con cần nhiều protein hơn một con trưởng thành. Chế độ ăn của cá Koi con thường chứa 40% protein. Cá Koi trưởng thành chỉ cần khoảng 30 – 35%. Nếu thiếu hụt Protein trong khẩu phần ăn, cá Koi sẽ phát triển rất chậm, thậm chí gây ra nhiều bệnh lý, ảnh hưởng đến tính mạng cá chép Koi. Cá Koi có thể nhận được lượng chất đạm cần thiết thông qua bột cá, bột đậu nành và mầm ngô.
Chất béo tốt cho cá chép Koi
Chất béo (Lipid) cung cấp năng lượng cần thiết giúp cá chép Koi vận động và tăng khả năng nổi. Chất béo không bão hòa có lợi cho Koi với một lượng nhỏ – khoảng 5-8% tổng khẩu phần ăn của chúng. Nhiều quá sẽ gây tăng cân và hại gan, mà ít quá thì sẽ hại tim mạch. Cá Koi sẽ lấy chất béo từ mầm lúa mì, bột cá và dầu ngô trong thức ăn chế biến sẵn.
Carbs dành cho cá chép Koi
Chế độ ăn uống của cá chép Koi nên chứa 30 – 40% carbs (Cacbohidrat) để đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết. Cá chép Koi cần ăn carbs trong những loại thực phẩm nào? Tránh thức ăn cho Koi làm từ gạo, lúa mì và ngô – chúng chứa quá nhiều carbs có hại. Thay vào đó, hãy tìm những loại có nguồn gốc carbohydrate từ rau và trái cây.
Cá chép Koi có cần ăn chất xơ không?
Chất xơ giúp cá chép Koi của bạn tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, quá nhiều chất xơ có thể gây dư thừa phân trong ao, gây khó khăn khi lọc nước và giữ vệ sinh ao hồ. Chế độ ăn uống của cá Koi nên bao gồm ít hơn 5% chất xơ. Đảm bảo cá Koi của bạn được cung cấp chất xơ bằng cách cho chúng ăn ngô, yến mạch hoặc mầm lúa mì nhé!
Tại sao cá chép Koi cần ăn thực phẩm bổ sung vitamin?
Vitamin rất cần thiết cho sức khỏe cá chép Koi. Cá Koi cần vitamin B, C, A, D và K. Đặc biệt đối với cá Koi non. Việc thiếu vitamin sẽ làm tăng bệnh tật và ảnh hưởng đến tuổi thọ cá chép Koi của bạn. Vitamin đã được bổ sung vào một số loại thực ăn cho Koi được chế biến sẵn, bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở các cửa hàng chuyên về cá Koi.
Cá chép Koi cần ăn thực phẩm bổ sung khoáng chất
Khoáng chất hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của cá Koi và có thể được hấp thụ từ cả nước và từ thức ăn. Cá chép Koi cần ăn khoáng chất gì? Một số chất dinh dưỡng như sắt, đồng, iốt và magiê phải được tiêu thụ qua thực phẩm. Hãy đảm bảo đáp ứng nhu cầu khoáng chất của cá chép Koi để tránh giảm cảm giác thèm ăn và làm chậm tốc độ tăng trưởng của chúng. Cá chép Koi có thể nhận được những chất dinh dưỡng này dưới nhiều hình thức. Phổ biến nhất là thông qua thức ăn viên đã được chế biến sẵn.
Thức ăn có làm ảnh hưởng đến màu sắc của cá chép Koi không?
Không phải tất cả các loại thức ăn cho cá chép Koi đều như nhau. Khi mua hàng, hãy nhớ kiểm tra kỹ thành phần. Và hãy chắc chắn rằng thức ăn đó được chỉ định cho cá chép Koi! Nếu bạn muốn tăng màu sắc tự nhiên cho cá Koi của mình, hãy tìm thức ăn có chứa bột tôm, chlorella, sinh vật phù du, cánh hoa cúc vạn thọ và đặc biệt là tảo xoắn.
Cụ thể, Spirulina sẽ làm cho những cá Koi có sắc đỏ trở nên đỏ hơn, Koi có màu cam sẽ đậm màu hơn và và có những Koi vàng chuyển thành một màu vàng lấp lánh, tuyệt đẹp trong nước. Hãy nhớ rằng không phải tất cả cá chép Koi nào cũng có xu hướng tăng màu sắc. Nó dựa trên di truyền và chế độ ăn uống. Cá chép Koi non thường có màu sắc đẹp hơn cá Koi trưởng thành.
Vì vậy, hãy đảm bảo cá Koi của bạn ăn đúng cách. Đây là điều cần thiết cho sức khỏe và hạnh phúc của chúng, và thậm chí có thể làm tăng màu sắc tự nhiên của chúng.
Lưu ý khi cho cá chép Koi ăn
- Tuyệt đối không được cho cá ăn quá 3 lần trong ngày. Tùy vào tình trạng thời tiết mà chúng ta cho ăn: nếu trời nắng nóng thì cần cho ăn 2 lần trên ngày còn với những hôm thời tiết bình thường thì chỉ cần 1 lần trên ngày là đủ.
- Chỉ cho cá ăn trong khoảng 5 phút, và cho ăn từ từ để cá ăn hết thức ăn, tránh tình trạng thức ăn thừa nổi trên mặt nước.
- Tuyệt đối không vì bận công việc mà bỏ bê, không cho cá ăn. Điều này sẽ làm cá bị suy dinh dưỡng, không có sức đề kháng nên rất dể mắc bệnh. Nếu tình trạng kéo dài sẽ làm cá chết.
- Đặc biệt vào những ngày trời rét lạnh thì không cho cá ăn để tránh chúng bị đầy bụng không tiêu hóa thức ăn được.
- Cần biết cách bảo quản thức ăn để đảm bảo giữ được những dưỡng chất có lợi cho cá và không bị biến chất do các tác động từ bên ngoài. Nên cột kỹ túi lại ngay sau khi cho ăn xong và để túi ở những nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt sẽ làm thức ăn bị mốc. Cần chọn những nơi tránh chuột, chó mèo phá hoại.
- Nếu để trong thời gian lâu thì cần cho chúng vào tủ mát để đảm bảo được chất lượng cho thức ăn. Đặc biệt nếu thức ăn có mùi khác thường thì nên bỏ, đừng vì tiết một ít thức ăn mà làm ảnh hưởng đến cả hồ cá.