Từ A đến Z kinh nghiệm chăm sóc chó Poodle mới đẻ hiệu quả

Từ A đến Z kinh nghiệm chăm sóc chó Poodle mới đẻ hiệu quả

Môi trường trong bụng mẹ với bên ngoài là hoàn toàn khác nhau. Vừa là những “chiến binh” mạnh mẽ trải qua công cuộc chào đời thì chó Poodle con ngay lập tức phải đối mặt với rất nhiều yếu tố từ bên ngoài như: nhiệt độ, độ ẩm,… Sức đề kháng còn yếu, nếu không được chăm sóc tốt nguy cơ dẫn đến tử vong sau sinh là rất lớn. Theo thống kê có đến gần 50% tỉ lệ chó con không thể sống sót trong 1 tuần đầu tiên, điều đó cũng đủ cho thấy việc chăm sóc chó con mới đẻ là công cuộc khó khăn như thế nào. Vậy để giúp các chủ nuôi tự tin hơn khi chăm sóc những chú chó Poodle con mới đẻ hãy cùng tham khảo kinh nghiệm từ Tùng Lộc Pet trong bài viết dưới đây nhé!

Chuẩn bị chỗ ở cho Poodle con

Chuẩn bị một chỗ ở ấm áp, sạch sẽ cho Poodle con mới đẻ

Trước tiên bạn cần phải chú ý đến không gian sống dành cho chó con. Là nơi chó con ở hàng ngày nên bạn phải đảm bảo đó là nơi phù hợp nhất, thoải mái nhất. Thường thì chúng sẽ được đặt trong những ổ đệm mà bạn có thể dễ dàng chuẩn bị như lấy một chiếc hộp giấy có kích thước vừa đủ với số lượng chó Poodle con mới đẻ, lót khăn mềm mại dưới đáy và đặt ở nơi khô ráo, kín gió. Chó sau sinh thường có thân nhiệt thấp vì thế mà ổ chó luôn phải duy trì mức nhiệt độ từ 27-28 độ C tránh nóng quá hoặc lạnh quá, để chính xác thì bạn nên sử dụng nhiệt kế để đo và sử dụng máy sưởi hoặc đèn sưởi trong suốt tuần đầu tiên. Nhiều chủ nuôi thường có thói quen quấn những chú chó vào khăn, nhưng điều này không thật sự tốt bởi nó có thể gây ngạt thở cho chúng, nên nhớ là ấm áp nhưng vẫn phải thông thoáng các bạn nhé.

Ngoài ra, do chưa ý thức được việc đi vệ sinh nên thường chó Poodle mới đẻ sẽ đi ngay tại ổ đệm, do đó các chủ nuôi cần chú ý dọn dẹp sạch sẽ chỗ ở, thay khăn lót thường xuyên để chó con cảm thấy thoải mái nhất.

Chó Poodle mới đẻ ăn gì?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho chó con vì trong sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của cơ thể chó con. Đồng thời trong sữa có chứa nhiều kháng thể miến dịch có khả năng bảo vệ chó con bởi các bệnh truyền nhiễm và thúc đẩy hệ tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Do đó, cho chó Poodle con mới đẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt. Sau khoảng từ 2–3 tiếng chó con lại cần cho ăn 1 lần (6 – 8 bữa ăn cho 1 ngày).

Trong tuần đầu tiên, chó Poodle con thường bú sữa mẹ là chủ yếu, các bé ngày một phát triển kéo theo nhu cầu ăn lớn hơn mà sữa chó mẹ không kịp tiết ra để đảm bảo đầy đủ khẩu phần dinh dưỡng. Vì vậy, chó con cần được cung cấp bằng cả những nguồn dinh dưỡng khác cụ thể như sau:

Bước vào giai đoạn 5-10 ngày tuổi cho Poolde con ăn thêm sữa bên ngoài được mua ở các địa chỉ uy tín và phải là sữa ấm nhé. Mới đầu cứ cho bé bú bằng vú cao su sau đó dần dần chuyển qua đĩa hoặc khay cho các bé tập liếm thức ăn. Khẩu phần ăn trung bình mọt ngày khoảng 100-200 ml.

Khi chó được 2 tuần tuổi bên cạnh sữa thì các bạn có thể cho Poodle con ăn cháo loãng với thịt băm. Lưu ý cháo phải nấu chín nhừ cùng thịt xay thật nhỏ và cho ăn 2 bữa/ngày.

Tới ngày thứ 30 trở đi, cung cấp thêm chất xơ trong rau củ quả, cho ăn thêm khoai tây giúp thúc đẩy nhanh quá trình hình thành khung xương và phát triển sự trao đổi chất.

Một số lưu ý trong quá trình Poodle con bú sữa mẹ:

  • Bạn nên theo dõi cân nặng của chó con trong thời gian này. Theo chuyên gia, nếu bạn nhận thấy bất kỳ chú Poodle con nào đang bú quá ít, bạn có thể cần phải để mắt đến chúng khi đến giờ cho bú và đảm bảo rằng những chú chó con nhỏ hơn ngậm núm vú đầy đủ nhất để bú. Chó con thường xuyên khóc hoặc thút thít cũng có thể đang đói và cần được quan tâm nhiều hơn trong quá trình cho ăn.
  • Nếu những chú chó Poodle con nhỏ hơn vẫn không có dấu hiệu phát triển khỏe mạnh hoặc tăng cân, hãy liên hệ với bác sĩ thú y để nhận lời khuyên. Có thể bạn sẽ cần phải cho chúng bú bình. 
  • Ngoài ra, Poodle mẹ có thể sẽ mắc phải bệnh nhiễm trùng tuyến vú, gây cản trở việc sản xuất sữa. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của viêm vú như núm vú sưng đỏ và ngại cho con bú, thậm chí có thể bắt nạt chó con khi chúng cố gắng ăn thì bạn nên đưa Poodle mẹ đến bác sĩ thú y ngay.

Chăm sóc sức khỏe

Để những chú chó có sức khỏe tốt nhất thì tiêm phòng là cách hiệu quả giúp phòng tránh bệnh dịch. Từ tuần thứ 3 sau sinh đưa chó đến phòng khám thú y để kiểm tra và bắt đầu tiêm phòng ở tuần thứ 4-6. Bên cạnh đó nhớ tẩy giun cho các bé khi đủ 2 tuần tuổi và thực hiện đều đặn định kì theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số lưu ý khi chăm sóc chó Poodle mới đẻ

  • Thông thường mới sinh nên chó con chưa mở mắt nên để bú sữa mẹ đa phần là hành động theo bản năng, chúng sẽ lần mò đến khi nào thấy thì thôi. Nhưng không phải lúc nào chúng cũng có thể định vị được đúng chỗ và thực tế rất nhiều Poodle con đã chết khi không tìm được vú mẹ bú sữa. Cho nên, các chủ nuôi cần thường xuyên quan sát và hỗ trợ chúng trong quá trình bú sữa mẹ.
  • Tuyệt đối không được tắm cho chó con thay vào đó hãy dùng khăn sạch hòa với nước ấm lau nhẹ nhàng cho các bé.
  • Khi chó con được 1 tuần tuổi thì bạn phải cắt những phần nhọn ở phía hai chân trước để phòng việc chó con trong khi bú cào rách vú mẹ.
  • Rất nhiều trường hợp chó mẹ đã đè chết chó con nên nhớ hãy thường xuyên quan sát đàn chó bạn nhé.

Trên đây là những thông tin về cách chăm sóc chó Poodle con mới đẻ được Tùng Lộc Pet tổng hợp lại mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tự tay nuôi dưỡng những chú chó nhỏ của mình. Nếu còn bất kì thắc mắc nào hãy để lại comment bên dưới chúng mình sẽ giải đáp nhanh nhất có thể. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!