Giống chó Labrador Retriever và những vấn đề sức khỏe điển hình

Nếu bạn đang nuôi hoặc có ý định nuôi một chú chó Labrador Retriever, bạn cần phải biết những vấn đề sức khỏe mà giống chó này thường hay mắc phải. Ngay bây giờ hãy cùng Tùng Lộc Pet tìm hiểu các căn bệnh điển hình nhất của giống chó Labrador Retriever nhé.

Một số căn bệnh thường gặp ở giống chó Labrador Retriever

bệnh ở giống chó Labrador Retriever

Vào năm 2014, cuộc khảo sát giống chó ở Anh đã báo cáo tuổi thọ trung bình của Labrador Retriever là 12 năm và 3 tháng, với một số con đã sống tới 19 tuổi. Chó Labrador con thường không xuất chuồng trước 8 tuần tuổi. Đây là một giống chó khỏe mạnh với khá ít các bệnh lý; vấn đề lớn nhất là những rối loạn di truyền và béo phì.

Một nghiên cứu của trường Đại học Thú y Hoàng gia và một nghiên cứu khác của Đại học Sydney đã kết luận rằng chó Labrador Sô cô la có tuổi thọ ngắn hơn những chó Labrador màu khác. (khoảng 10%) và dễ mắc các bệnh hơn. Người ta nghĩ rằng đó là do những người nhân giống muốn tăng số lượng chó thông qua nhân giống chọn lọc màu lông bất chấp những đặc điểm sức khỏe quan trọng khác. Bộ lông màu nâu khá hiếm và đã trở nên được ưa chuộng kể từ những năm 1980, và tạo nên nhu cầu lớn.

Nhìn chung, Labrador là giống chó có sức khỏe khá tốt trong các dòng chó, nhưng các bé vẫn có khả năng mắc các bệnh như sau:

  • Loạn sản xương hông, loạn sản khuỷu: đây là căn bệnh thường gặp trên giống chó lớn, do  gen di truyền và môi trường tác động vào tạo nên sự phát triển bất thường của tế bào, mô hoặc xương, nếu bị nặng có thể gây ra thoái hóa xương, dị tật khớp của phần hông và khuỷu cho chó.

  • Viêm xương sụn phát tán: bệnh do sự phát triển bất thường của sụn trong các khớp xương. h Bệnh này có thể gây ra tình trạng đau đớn đến mức khiến các con chó không thể gập chân lại được.

  • Bệnh tế bào Mast: bệnh tế bào mast (dưỡng bào, tế bào bón), mastocytosis, là một bệnh dị gen (heterogenous clonal disease) của dòng tế bào mast và các tế bào tiền thân. Hiện nay bệnh được xếp loại là u tủy tăng sinh (myeloproliferative neoplasm).Các tế bào mast này nếu chỉ tập trung ở da, gọi là bệnh tế bào mast tại da, hoặc xâm nhập vào các cơ quan khác da, gọi là bệnh tế bào mast hệ thống.

  • Các bệnh về mắt: đục thủy tinh thể (chó sẽ không có cảm giác đau đớn gì nhưng khi nhìn vào mắt Lab sẽ thấy một lớp màng đục bao phủ quanh mắt, thị lực kém hơn. Do đó, khi ăn những chú Labrador bị bệnh đục thể tinh thủy thường có xu hướng ngửi thay vì nhìn thức ăn) hay bệnh teo võng mạc ở chó,..

  • Lạnh đuôi (Cold tail): là tình trạng thường gặp ở giống Lab và các giống chó săn chỉ điểm khác, gây ra đau đớn nhưng không phải là bệnh ác tính.

  • Nhiễm trùng tai: vì chó Lab thích nước, cộng thêm có đôi tai rũ xuống nên chúng rất dễ bị nhiễm trùng tai.

  • Rất dễ béo phì: trong tất các các giống chó, Labrador Retriever dễ mắc béo phì nhất. Labrador rất háu ăn, và nếu không có chế độ tập luyện phù hợp hoặc lười biếng sẽ trở nên béo phì. Béo phì là một tình trạng nghiêm trọng và có thể coi là một vấn đề dinh dưỡng số một ở các giống chó. Một nghiên cứu đã chỉ ra ít nhất 25% chó ở Mỹ bị thừa cân. Vì thế, Labrador cần phải được luyện tập và kích thích đầy đủ. Một chú chó Labrador khỏe mạnh có thể bơi trong hai tiếng và có thân hình đồng hồ cát, vừa vặn, nhẹ nhàng thay vì béo và nặng nề. Béo phì có thể khiến những bệnh khác như loạn sản xương hông và các vấn đề xương khớp trầm trọng hơn, và có thể dẫn đến các bệnh thứ cấp, bao gồm tiểu đường. Viêm xương khớp cũng rất phổ biến ở chó Labrador già và thừa cân. Một nghiên cứu trong 14 năm trên 48 chú chó do nhà sản xuất Purina tiến hành đã cho thấy chó Labrador được cho ăn uống khoa học sống lâu hơn những chú chó được cho ăn tự do khoảng hai năm. Điều đó khẳng định tầm quan trọng của việc chế độ ăn vừa phải. Chó Labrador cần được dắt đi dạo 2 lần một ngày trong ít nhất 2 tiếng.

Chăm sóc sức khỏe

Tuổi thọ của chó Labrador phụ thuộc rất lớn vào quá trình nuôi dưỡng của bạn. Để chăm sóc sức khỏe cho cún tốt thì bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lí thì tiêm phòng bệnh dịch, thăm khám thú y thường xuyên là điều vô cùng cần thiết. Đối với chó con sức đề kháng yếu, nếu không chăm sóc cẩn thận rất dễ mắc bệnh trong đó có 2 bệnh nguy hiểm thường gặp đó là Parvovirus và Care, chó con nhiễm bệnh này gần như trên 60% là khó qua khỏi. Vậy nên, tiêm phòng là cách hiệu quả giúp phòng tránh bệnh dịch, từ tuần thứ 3 sau sinh đưa chó đến phòng khám thú y để kiểm tra và bắt đầu tiêm phòng ở tuần thứ 4-6, đồng thời nhớ tẩy giun cho các bé khi đủ 2 tuần tuổi và thực hiện đều đặn định kì theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Lời kết

Nuôi chó từ lâu đã là công cuộc không hề dễ dàng, việc hiểu biết các bệnh thường gặp ở giống chó Labrador đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi cún, giúp chủ nuôi nhận biết từ đó phát hiện và phòng tránh kịp thời. Mong rằng thông tin chúng mình vừa chia sẻ là hữu ích cho các bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Tham khảo bài viết về giá chó Labrador tại Việt Nam

Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé chó Labrador Retriever xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Lab  xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Công ty TNHH Thú cưng Tùng Lộc

    • Hotline: 0826880528 (Viber/Zalo)
    • Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội
    • Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
    • Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội
    • Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
    • Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Nguyễn Hoàng Tôn – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
    • Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM
    • Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet.

Xin chân thành cảm ơn!

Giám đốc

Trần Khánh Tùng

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!