Tùng Lộc Pet – Cùng tìm hiểu những thói quen không được hay ho cho lắm của những chú cún con để tìm cách khắc phục nhé
7. Rên rỉ để gây chú ý
Đây là thói quen bất cứ chú cún nào đều gặp phải. Chúng thường rên rỉ mỗi khi không được ai quan tâm, chú ý. Để chữa trị thói quen này, bạn hãy quay lưng đi, hoặc đi ra chỗ khác mỗi khi cún con rên rỉ. Chúng sẽ thấy đây là hành động không có hiệu quả và từ bỏ
8. Sủa ở cửa
Để cắt sủa cho chó, hãy dậy chúng 1 thói quen mới. Chọn cho chúng 1 vị trí có thể nhìn ra cửa, sau đó huấn luyện chúng về vị trí đó mỗi khi bạn nói: “Về chỗ đi”. Điều đó sẽ khiến chú chó bình tĩnh hơn. Bạn cũng có thể cho chúng 1 thứ gì đó như 1 phần quà chẳng hạn.
9. Nhảy chồm
Như 1 thói quen tự nhiên khi chó gặp người là nhảy chồm lên để chào đón. Nhưng như vậy cũng sẽ khiến khách trở nên sợ hãi. Hãy tỏ vẻ hài lòng, vui vẻ khi chú chó đặt cả 4 chân trên mặt đất. Sau đó mới chào chúng, nựng chúng. Hoặc có thể bắt chúng ngồi xuống. Điều này khiến chú chó học được cách tự kiểm soát sự phấn khích của mình.
10. Cắn
Bất kỳ 1 chú chó nào sẽ cắn khi chúng cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng. Hãy dành nhiều thời gian bên chú chó để chúng học được cách tin tưởng người. Luôn theo dõi mỗi khi chúng thấy khó chịu và phải ngay lập tức xoa dịu chúng bằng cách vuốt ve, hay cho ăn. Đừng nên để trẻ em, hoặc đồ ăn cạnh những chú chó mà vẫn chưa thực sự “ngoan” nhé.
11. Hiếu chiến
1 chú chó hung hăng sẽ rất đáng sợ. Nếu chú chó của bạn quá hiếu chiến, hãy cho chúng gặp 1 Huấn luyện viên, hay 1 bác sỹ tâm lý động vật, sẽ có những lời khuyên tốt để kìm hãm chúng. Đừng bao giờ để 1 chú chó như vậy bên cạnh trẻ nhỏ hoặc bên cạnh người lạ. Đừng quên đeo dọ mõm cho chú chó hiếu chiến của bạn nhé!
12. Sủa cả ngày
Có những chú chó sủa khi gặp bất cứ điều gì. Đừng vội la mắng chúng, điều này có thể làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Vuốt ve chúng là 1 biện pháp không tồi. Dắt chúng đi dạo cũng là 1 cách để chú chó được tiếp xúc nhiều hơn. Nếu không hiệu quả, có lẽ chú cún của bạn cần 1 bác sỹ tâm lý.