Mèo Scottish Fold (Mèo tai cụp Scottish)
Mèo Scottish Fold là một giống mèo nhà với đột biến gien trội tự nhiên, gây ảnh hưởng tới sương sụn toàn thân của chúng và khiến tai chúng “cụp” lại, hướng về đằng trước và cụp lại trước trán. Bởi vậy, chúng thường được mô tả là có ngoại hình giống loài cú đêm.
Ban đầu, chúng được gọi là mèo “lop – eared” hoặc “lops”, theo giống thỏ tai cụp – lop – eared rabbit. Scottish Fold trở thành tên gọi của giống này vào năm 1966. Theo các cơ quan đăng ký, mèo tai cụp Scottish lông dài được biết đến với nhiều cái tên đa dạng, như Highland Fold, Scottish Fold Longhair, Longhair Fold và Coupari.

Tên gọi khác: Scot Fold
Nguồn gốc: Scotland
Ghi chú: Không được FIFe và GCCF công nhận.
Mèo nhà
LỊCH SỬ
Nguồn gốc
Mèo Scottish Fold nguyên gốc là một mèo nông trại màu trắng có tên Susie, được tìm thấy tại một trang trại cạnh Coupar Angus ở Perthshire, Scotland vào năm 1961. Tai Susie có nếp gấp lạ thường ở chính giữa, khiến nàng mèo có ngoại hình như một con cú. Khi Susie đẻ con, hai trong số đó có đôi tai gập, và một con được William Ross đem về nuôi; đây vừa là người nông dân hàng xóm, vừa là một người yêu mèo. Ross đăng ký giống tai cụp với Hội đồng Quản trị Mèo Anh (Governing Council of the Cat Fancy – GCCF) tại Vương quốc Anh vào năm 1966, và bắt đầu nhân giống mèo con Scottish Fold với sự trợ giúp của chuyên gia di truyền học Pat Turner. Chương trình nhân giống cho ra đời 76 mèo con trong ba năm đầu tiên – 42 con có tai cụp và 34 có tai thẳng. Từ đó, ta kết luận rằng đột biến ở tai là sản phẩm của một gien trội.
Mèo con có thể sinh sản duy nhất của Susie là một mèo tai cụp đực tên là Sans, cũng có màu trắng; một mèo con thứ hai thì bị triệt sản không lâu sau khi sinh. Ba tháng sau khi sinh Sans, Susie mất do bị xe đâm. Mọi mèo Scottish Fold đều là con cháu của Susie.

Sự công nhận
Giống mèo này không được chấp nhận tham gia thi đấu tại Châu Âu, và GCCF thu hồi đăng ký vào năm 1971 do dị tật ở các chi và đuôi của một số cá thể mèo, kèm theo mối quan ngại về các bất cập di truyền và các vấn đề về tai như viêm nhiễm, rận tai và điếc. Tuy nhiên, chúng lại được xuất khẩu sang Mỹ và tiếp tục phát triển nhờ phối giống chéo với mèo Anh lông ngắn và mèo Mỹ lông ngắn. Kể từ khi những mối quan ngại ban đầu được đề cập tới, mèo tai cụp vẫn chưa gặp vấn đề về rận tai hoặc viên nhiễm, mặc dù chúng có thể có nhiều ráy tai hơn các loại mèo khác.
Độ phổ biến

Các đặc trưng ngoại hình hiếm gặp, kết hợp với “tiếng lành đồn xa” rằng chúng là những bạn đồng hành cực kỳ giàu tình cảm, đã khiến chúng trở thành thú cưng được săn đón; và mèo con Fold thường có giá thành cao hơn sơ với mèo con thuộc các giống phổ biến khác. Mèo Scottish Fold cũng được nhiều người nổi tiếng sở hữu.
ĐẶC ĐIỂM



Tai
Mọi mèo Fold sinh ra đều có tai thẳng, không gập. Những cá thể có gien tai cụp thường sẽ bắt đầu có tai cụp trong khoảng 21 ngày. Các mèo con không có đôi tai cụp lại được gọi là Straight – tai thẳng. Những cá thể mèo nguyên thủy chỉ có một nếp gấp ở tai; nhưng nhờ phương pháp nhân giống chọn lọc, giới nhân giống đã gia tăng số nếp gấp lên gấp đôi hoặc gấp ba lần, khiến đôi tai chúng nằm thẳng áp vào đầu.
Đôi tai cụp đặc trưng của giống này được tạo ra nhờ một gien trội không toàn diện, ảnh hưởng tới sụn ở tai, khiến tai gập lại về phía trước, khiến đầu chúng trông như đang đội mũ. Những đôi tai nhỏ nhắn và đậy hẳn lại khi gập thì được chuộng hơn những đôi tai lớn hơn và nếp gấp lỏng hơn. Đôi mắt to tròn, đầu và má tròn, và đêm chân nhỏ góp phần tạo nên tổng thể ngoại hình tròn trịa của chúng. Bất kể đôi tai cụp, chúng vẫn sử dụng bộ phận này để thể hiện bản thân – tai động đậy khi lắng nghe, ngả về sau khi giận dữ và vểnh lên khi nghe tiếng sột soạt của túi bánh thưởng.
Cơ thể
Mèo tai cụp Scottish là giống mèo cỡ vừa. Con đực thường chạm mức 4 đến 6kg, con cái từ 2.7 – 4kg. Cấu trúc tổng thể của mèo Fold, đặc biệt là phần đầu và mặt, tương đối tròn trịa; mắt chúng cũng to và tròn. Mũi thì ngắn với đường cong nhẹ nhàng, cơ thể tròn trĩnh với ngoại hình đầy đặn và chân ngắn. Đỉnh đầu cong, cổ rất ngắn. Hai mắt cách xa nhau khiến mèo tai cụp Scottish sở hữu “ánh nhìn ngọt ngào”.
Lông

Mèo tai cụp Scottish có thể có lông ngắn hoặc lông dài, và chúng gần như có thể mang bất cứ màu lông nào hoặc bất kỳ tổ hợp màu nào (bao gồm màu trắng). Mèo tai cụp Scottish lông ngắn có lớp lông dày và sợ lông mềm. Mèo Fold lông dài thì có sợi lông dài hơn và đặc biệt dày dặn quanh vùng đùi trên, ngón chân, tai và đuôi.
Tập tính
Mèo Scottish Fold, bất kể có tai cụp hay tai thường, cũng đều có bản tính tốt, điềm tĩnh và rất giỏi hòa hợp cùng các động vật khác trong hộ gia đình. Chúng có xu hướng gần gũi với người chăm sóc và có bản tính tình cảm. Mèo Fold cũng rất tinh nghịch, chỉn chu và thông minh. Chúng thích không gian ngoài trời, và cũng rất ưa các trò chơi hay hoạt động ngoài trời. Sự cô đơn là điều chúng cực kỳ ghét và khiến chúng rơi vào trầm cảm. Mèo tai cụp Scottish cũng thường cứng đầu.
Thói quen
Mèo Fold cũng nổi tiếng là hay nằm ngửa khi ngủ. Chúng có tiếng kêu mềm mại và sở hữu tổ hợp âm thanh hiếm thấy ở các giống phổ biến khác. Mèo tai cụp cũng hay ngồi với các chân duỗi thẳng và bàn chân chạm vào bụng. Tư thế này được gọi là “tư thế Buddha”.
DI TRUYỀN HỌC
Một nghiên cứu ban đầu cho thấy tai cụp là một đặc điểm di truyền trội tự phát. Nghiên cứu sau đó chỉ ra đó là kết quả của tính trội không hoàn toàn. Một cá thể mèo với đôi tai cụp có thể có một (heterozygous/dị hợp tử) hoặc hai sao chép (homozygous/đồng hợp tử) của gien tai cụp (Fd). Cá thể mèo với đôi tai bình thường sé có hai sao chép của gien bình thường (fd).
|
|
|
Phối giống mèo có đồng hợp tử tai cụp với bất kỳ mèo nào cũng sẽ sinh ra mèo tai cụp, nhưng vì các đồng hợp tử tai cụp dễ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, việc phối giống chúng nhìn chung bị coi là phi đạo đức. Mèo có đồng hợp tử khi giao phối bình thường sẽ chỉ sinh ra mèo có dị hợp tử; nhưng có lẽ trong các chương trình nhân giống có đạo đức, sẽ không có sẵn mèo đồng hợp tử nào để tham gia nhân giống.
Straight-eared | |||
fd | fd | ||
Heterozygous fold | Fd | Fd fd | Fd fd |
fd | fd fd | fd fd |
Hoạt động nhân giống duy nhất được chấp nhận rộng rãi chỉ có 50% khả năng sinh ra tai cụp dị hợp tử và 50% khả năng sinh ra mèo bình thường.
Heterozygous fold | |||
Fd | fd | ||
Heterozygous fold | Fd | Fd Fd | Fd fd |
fd | fd Fd | fd fd |
Người ta nghi ngờ rằng một số mèo con không có tai cụp vốn có dị hợp tử tai cụp, nhưng đo biểu hiện di truyền học quá ít, nên chúng nhìn như mèo tai thẳng. Những mèo con như vậy ban đầu có thể phát triển tai cụp, sau đó lại thẳng trở lại. Vì vậy, một số nhà nhân giống khuyên rằng nên tránh phối giống mèo tai cụp với mèo Scottish Fold tai tẳng, mà hãy chỉ dung mèo Anh lông ngắn. Nếu mèo Scottish lông ngắn được sử dụng, chúng nên được giao phối thử nghiệm trước với mèo Anh lông ngắn để đảm bảo chúng không mang gien tai cụp. Nếu những mèo có tai thẳng như vậy giao phối cùng mèo tai cụp, ta có 75% khả năng sinh ra tai cụp (25% cụp đồng hợp tử, 50% cụp dị hợp tử) và 25% khả năng sinh ra mèo tai thẳng.
Vào năm 2016, đột biến gien gây ra tai cụp và bệnh OCD đã được xác định. Nó được tìm thấy trong một gien mã hóa một kênh ion thẩm thấu canxi, kênh tiềm năng thụ thể thoáng qua, phân họ V, thành viên 4 (TRPV4).
SỨC KHỎE

Tuổi thọ trung bình của Scottish Fold là 15 năm.
Chúng dễ mắc bệnh thận đa nang (PKD) và bệnh cơ tim. Mèo tai cụp Scottish cũng hay bị thoái hóa khớp, thường ảnh hưởng tới các vùng đuôi, mắt cá và đầu gối, làm giảm biên độ vận động.
Rối loạn thoái hóa xương
Bênh rối loạn thoái hóa xương (OCD) là một bất thường trong phát triển, ảnh hưởng tới sự phát triển của sụn và xương trên khắp cơ thể. Bệnh này khiến chúng có đôi tai cụp, và trong các nghiên cứu được thực hiện tính đến hiện tại, mọi mèo tai cụp đều mắc bệnh. Mèo tai cụp đồng hợp tử thì có cấu trúc xương dị dạng và phải chịu các cơm đau nghiêm trọng do thoái hóa khớp từ sớm. Bệnh này cũng ảnh hưởng tới mèo tai cụp dị hợp tử, nhưng thường ở phạm vi hẹp hơn và phát bệnh muộn hơn. Một số sẽ không có triệu chứng bị bệnh.
Trong khi giới nhân giống phối mèo Tai cụp/tai thẳng thay vì Tai cụp/Tai cụp để tránh sinh ra tai cụp đồng hợp tử, vì tai cụp dị hợp tử cũng có thể phát triển bệnh viêm khớp ở mức độ khác nhau, một số nhà nghiên cứu khuyên rằng nên bỏ hoàn toàn giống mèo tai cụp. Vì vậy, giống này không được cả Hội đồng Quảng trị Mèo Anh và Liêp Hiệp Mèo Quốc tế (Fédération HYPERLINK “https://en.wikipedia.org/wiki/F%C3%A9d%C3%A9ration_Internationale_F%C3%A9line”InternationaleHYPERLINK “https://en.wikipedia.org/wiki/F%C3%A9d%C3%A9ration_Internationale_F%C3%A9line” HYPERLINK “https://en.wikipedia.org/wiki/F%C3%A9d%C3%A9ration_Internationale_F%C3%A9line”Féline – FIFe) chấp nhận.
Giới nhân giống thuộc Hiệp hội Nuôi Mèo CFA nói rằng việc chỉ sử dụng mèo tai cụp để phối cùng mèo tai thẳng đã loại bỏ các vấn đề về đuôi cụt, đuôi ngắn và các tổn thương ở xương. Trong phiên thảo luận của FIFe, đại điện nhân giống của Anh khẳng định họ không gặp vấn đề nào ở mèo của họ và rằng nghiên cứu từng chỉ ra tất cả mèo dị hợp tử đều mắc bệnh chỉ nghiên cứu trên kích cỡ mẫu nhỏ. Một nhóm 300 nhà nhân giống được hỗ trợ chụp X – quang miễn phí để tìm ra một mèo tai cụp có chân sau khỏe mẹnh, nhưng hoạt động này không diễn ra. Đề nghị tương tự cũng được đưa ra bởi Liên hiệp Mèo Thế giới (World Cat Federation) và nhà nghiên cứu Leslie Lyons, nhưng cũng không được hưởng ứng. FIFe tuyên bố rằng họ sẽ không cân nhắc chấp nhận giống Scottish Fold nếu các nhà nhân giống không chấp nhận để giống của họ được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Trong một báo cáo về Scottish Fold, Hội đồng Tư vấn Tiêu chuẩn Giống (Breed Standards Advisory Council – BSAC) cho Hội Nuôi Mèo New Zealand (New Zealand Cat Fancy – NZCF) có ý kiến rằng, “Giới nhân giống có lẽ không hiểu rõ sức nặng của những bằng chứng cho thấy mèo dị hơp tử có thể và thực sự phát triển OCD”. Trong khi nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả mèo tai cụp dị hợp tử đều mắc OCD, và bằng chứng chỉ ra rằng mèo tai cụp dị hợp tử có thể và thực sự phát triển OCD, họ chưa cho thấy liệu bố mẹ chịu ảnh hưởng nhẹ có khả năng cao hơn sinh ra con con chỉ bị ảnh hưởng nhẹ hay không. Họ cũng không cho thấy bao nhiêu phần trăm mèo Fold bị ảnh hưởng nặng nề. Báo cáo đề ra rằng không có đủ thông tin để hợp lý hóa lệnh cấm giao phối mèo Scottish Fold, nhưng có đủ để hợp lý hóa các ngoan ngại ở một mức độ nhất định. Chỉ dẫn đề xuất bao gồm:
- Yêu cầu kiểm tra thú y định kỳ đối với mèo phối giống để tìm ra bất cứ biểu hiện nào gồm khập khiễng, xơ cứng hoặc đau – mèo nhân giốn có biểu hiện sẽ bị triệt sản.
- Yêu cầu chụp X – quang định kỳ đối với mèo phối giống và so sánh kết quả X – ray với các triệu trứng lâm sàng, có khả năng đi tới yêu câu rằng mèo mèo với mức độ thay đổi xương cụ thể sẽ bị triệt sản.
- Đề nghị chủ nuôi đồng ý nhận liên hệ định kỳ từ NZCF hoặc từ một nhà nghiên cứu, để cung cấp báo cáo về sức khỏe mèo.
- Tất cả mọi thông tin được báo cáo/nộp lên BSAC và cho phép đối chiếu thông tin để đưa ra cái nhìn toàn diện về bệnh OCD ở mèo Scottish Fold tai NZ.
- Yêu cầu trú ngụ trong thời hạn tối thiểu là 5 năm để phụ vụ khâu giám sát sức khỏe mèo Fold trong thời gian dài.
THE CAT WHO WENT TO PARIS (CHÚ MÈO ĐI TỚI PARIS)
Truyện ngắn The Cat Who Went to Paris (tạm dịch: Chú mèo đi tới Paris) bởi Peter Gethers kể về “mèo Scottish Fold nổi tiếng nhất”, theo Grace Sutton thuộc Hiệp hội Nuôi mèo (The Cat Fanciers’s Association). Cuốn sách ghi chép lại cuộc đời của Gethers và chú mèo Fold của ông, Norton, kể từ lần gặp gỡ đầu tiên của họ tới cái chết của Norton và những trải nghiệm của Gethers sau mất mát đó.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.