Mèo Bengal là giống mèo nhà, được lai tạo từ các loại mèo nhà, trong đó có mèo báo châu Á (tên khoa học: Prionailurusbengalensis), và mèo Mau Ai Cập để có bộ lông rực rỡ và ánh vàng. Tên của giống mèo này xuất phát từ tên khoa học của mèo báo châu Á. Chúng có ngoại hình hoang dã, có thể có đốm tròn, đốm hoa báo, các mảng lông hình mũi tên, hoặc nổi vằn.

Nguồn gốc: Hoa Kỳ
Cơ sở lai tạo: Mèo Mau Ai Cập, mèo Abyssinian và các giống khác (mèo nhà), mèo báo Châu Á (mèo rừng).
Lịch sử
Lịch sử ban đầu
Việc lai tạo chéo mèo báo Châu Á và mèo nhà được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1889, khi Harrison Weir viết về chúng trong cuốn Our Cats and All about them (tạm dịch: Mèo của chúng ta và Mọi điều quanh chúng).
Thông tin được lưu lại tiếp theo về lai tạo chéo giữa mèo báo Châu Á và mèo nhà nằm trong một tạp chí khoa học của Bỉ năm 1924, và một bài báo về một cá thể được nuôi như thú cưng trong một ấn phẩn in năm 1941 của Nhật.
Các nỗ lực nhân giống ban đầu luôn dừng lại chỉ sau một hoặc hai thế hệ, Jean Mill là nhà nhân giống đầu tiên quyết định sẽ tạo ra một giống mèo nhà có bộ lông như mèo rừng.
Bengal trở thành một giống mèo

Jean Mill đến từ California là người có công tạo ra giống mèo Bengal hiện đại. Bà có bằng tâm lý học của Đại học Pomona và từng học một số khóa sau đại học về di truyền tại Đại học California, Davis.
Jean Mill đã tạo ra cá thể lai tạo chéo có chủ đích đầu tiên giữa mèo báo châu Á và một giống mèo nhà (mèo lông ngắn California màu đen). Tuy nhiên, Bengal chưa thực sự trở thành một giống mèo vào lúc đó. Năm 1970, Mill lại tiếp tục nỗ lực nhân giống; và vào năm 1975, bà nhận được một đàn mèo Bengal, chúng được Willard Centerwall nhân giống nhằm sử dụng trong xét nghiệm di truyền tại Đại học Loma Linda. Nhiều người khác cũng bắt đầu nhân giống mèo Bengal.
Các cơ quan đăng ký mèo
- Năm 1983, Hiệp hội Mèo Quốc tế (TICA) chính thức chấp nhận giống mèo này. Mèo Bengal giành ngôi quán quân vào năm 1991.
- Năm 1997, Hội đồng Quản trị Mèo Anh (Governing Council of Cat Fancy – GCCF) cũng chấp nhận giống mèo Bengal.
- Năm 1999, Liên đoàn mèo Thế giới (Fédération InternationaleFéline– FIFe) cũng chấp nhận mèo Bengal có tên trong danh sách đăng ký của họ.
- Hiệp hội Người nuôi Mèo Anh (Cat Fancier’s Association – CFA) là một trong những tổ chức cuối cùng chấp nhận Bengal vào danh sách đăng ký của họ. “CFA chấp nhận Bengal thuộc nhóm Mèo lai trong cuộc họp hội đồng vào ngày 7 tháng Hai năm 2016. Một cá thể mèo Bengal muốn được đăng ký với CFA cần phải là F6 hoặc hơn (thế hệ thứ 6 lai tạo từ mèo báo Châu Á hoặc các tổ tiên mèo nhà không phải mèo Bengal).
- Năm 1999, Liên đoàn Mèo Úc (Australian Cat Federation – ACF) chấp nhận Bengal có tên trong danh sách đăng ký của họ.

Mèo Bengal từ ba thế hệ con cháu đầu tiên (F1 – F3) được gọi là “mèo cơ sở” hoặc mèo Bengal “thế hệ đầu”. Các con đực thế hệ đầu thường vô sinh. Vì vậy, mèo Bengal cái thế hệ đầu được nhân giống cùng các mèo Bengal có khả năng sinh sản. Mèo Bengal cái F1 có khả năng sinh sản , nên chúng được sự dụng trong các lần giao phối ngược đơn hướng với mèo nhà đực có khả năng sinh sản. Một số mèo Bengal đực sản xuất tinh trùng khả dụng khá sớm, từ thế hệ lai ngược F2. Hiện tượng này được cho là khá hiếm trong cộng đồng phối giống, họ thường lai ngược các con cái thế hệ đầu với các con đực thế hệ sau.
Để được các cơ quan đăng ký lớn công nhận là mèo Bengal nhà, một cá thể mèo Bengal ít nhất phải thuộc thế hệ F4 hoặc hơn từ mèo báo Châu Á.
ĐỘ PHỔ BIẾN
Giống Bengal được phát triển toàn diện hơn quanh những năm 1980. “Trong năm 1992, Hiệp hội Mèo Quốc tế đã có 125 nhà nhân giống mèo Bengal có đăng ký.” Cho đến những năm 2000, Bengal trở thành một giống mèo cực kỳ phổ biến. Trong năm 2019, có hơn 1000 nhà nhân giống mèo Bengal trên toàn thế giới.
Sự phát triển của hoạt động nhân giống mèo Bengal | |
Năm | Nhà nhân giống có đăng ký của TICA |
1992[4] | 125 |
2019*[13] | 1,979 |
HỌA TIẾT TRÊN LÔNG

Đốm hoa báo
Mèo Bengal là giống mèo nhà duy nhất sở hữu họa tiết hoa báo.
Moi người thường liên hệ mèo Bengal với màu sắc thông dụng nhất: mèo Bengal màu nâu có đốm hoa báo. Tuy nhiên, Bengal sở hữu nhiều kiểu họa tiết và màu lông đa dạng. Ngay trong nhóm mèo Nâu có đốm hoa báo, một mèo Bengal có thể mang sắc tố đỏ, nâu, đen, xám, có họa tiết chấm bi, hoa báo, đám mây. Nhiều người cảm thấy ấn tượng với nét tương đồng giữa mèo Bengal và loài báo hoa. Giữa các loại mèo nhà, họa tiết của Bengal có lẽ là đa dạng và độc đáo nhất.
Vằn

Mèo nhà có bốn họa tiết lông khác biệt và mang tính di truyền – đốm muối tiêu, vằn hổ, vân gỗ và đốm tròn – chúng được coi là các loại vằn của mèo mướp.
Christopher Kaelin, nhà di truyền học tại Đại học Stanford, đã thực hiện một nghiên cứu để xác định gien đốm tròn và gien vằn ở mèo Bengal nhà. Kaelin nghiên cứu các đa dạng về màu sắc và họa tiết của mèo hoang dã ở miền Bắc California, và đã có thể xác định các gien quyết định họa tiết ở mèo Bengal.
MÀU SẮC

Mèo Bengal sở hữu nhiều màu lông đa dạng. Hiệp hội Mèo Quốc tế (TICA) công nhận một số màu của Bengal: màu nâu chấm bi, màu xám hải cẩu cóc hấm (màu tuyết), màu Sepia (nền màu ngà và vằn nâu), màu bạc, và màu nâu chồn có đốm.

KÍCH CỠ
Bengal là giống mèo đốm cỡ lớn. Thân hình mèo Bengal dài và mảnh mai. Chúng lớn hơn so với kích cỡ trung bình của mèo nhà do cơ thể cơ bắp.
HẠN CHẾ PHÁP LÝ
Tại Hoa Kỳ, hạn chế pháp lý có hiệu lực tại nhiều thành phố và bang. Ở New York và Hawaii, mèo Bengal bị cấm (cũng như các giống mèo hoang dã và mèo nhà lai tạo khác). Ở một số nơi khác, ví dụ như Seattle, Washington, và Denver, Colorado, số lượng sở hữu Bengal bị hạn chế. Mèo Bengal thuộc thế hệ F1 – F4 bị tiết chế tại bang New York, Georgia, Massachusetts, Delaware, Connecticut và Indiana. Trừ một số điểm đề cập phía trên, mèo Bengal thế hệ F5 và sau đó được coi là mèo nhà và nhìn chung là hợp pháp.
Trước đây, mèo Bengal cũng từng bị tiết chế lại Vương quốc Anh. Tuy hiên, Bộ Môi trường, thực phẩm và các vấn đề nông thôn đã xóa bỏ các yêu cầu đăng kiểm trước đó vào năm 2007.
Tại Úc, mèo Bengal F5 không bị hạn chế, nhưng khâu nhập khẩu thì khá phức tạp.
TẬP TÍNH
Mèo Bengal thông minh, giàu năng lượng và nghịch ngợm. Nhiều chủ sở hữu Bengal nói rằng mèo của họ có bản năng tìm và nhặt đồ, và chúng thường thích chơ đùa dưới nước.
Theo mô tả của TICA, mèo Bengal năng động, tò mò và thích ở trên cao. Đa phần Bengal thích chơi đùa, đuổi bắt, leo trèo và thăm dò. Nhìn chung, chúng chuộng hoạt động. Bengal đa phần tự tin và hiếu kỳ.
SỨC KHỎE
Bệnh cơ tim phì đại (HCM)

Bệnh cơ tim phì đại (HCM) là mối quan ngại lớn đối với giống mèo Bengal. Đây là căn bệnh khiến cơ tim phình lên bất thường. Cơ tim dày khiến tim mèo khó bơm máu hơn . Cách duy nhất để xác định mức độ phù hợp của mèo Bengal khi phối giống là đưa mèo đi chụp chiếu tim với một bác sĩ tim mạch.
HCM là bệnh về gien thường gặp ở mèo Bengal và không cóp hương pháp xét nghiệm di truyền nào hiện hành cho đến năm 2018. Ở khâu sàng lọc hiện thời đối với HCM, chủ phải mang mèo Bengal tới một bác sĩ thú y chuyên ngành tim mạch có chứng chỉ hành nghề và thực hiện Hiện nay, Đại học Bắc Carolina đang nỗ lực xác định các dấu hiệu di truyền của HCM ở mèo Bengal.
Các nhà nhân giống có trách nhiệm sẽ sàng lọc mèo của họ hàng năm hoặc nửa năm một lần. Trước năm 2008, không có phương pháp xét nghiệm di truyền nào dành cho HCM tồn tại.
Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí nội khoa thú y Journal of Internal Veterinary Medicine công bố tỷ lệ mắc bệnh cơ tim phì đại ở mèo Bengal là 16.7% (95% CI = 13.2 – 46.5%).
Bệnh teo võng mạc tiến triển ở Bengal (PRA – b)
Mèo Bengal chịu tác động của một số bệnh di truyền; một trong số đó là bệnh teo võng mạc tiến triển, còn gọi là Bengal PRA hoặc PRA – b. Bất cứ ai nhân giống mèo Bengal đều nên thực hiện xét nghiệm này, vì nó không đắt đỏ, không xâm lấn và dễ thực hiện. Khi một người nhân giống nói rằng mèo của anh đã được “xét nghiệm thú y”, ta không nên hiểu rằng xét nghiệm này được thực hiện bởi bác sĩ thú y; nó được thực hiện bởi chính người nhân giống, bên ngoài bệnh viện thú y (hiếm khi, hoặc không bao giờ, bởi bác sĩ thú y). Kết quả xét nghiệm sau đó được gửi thẳng tới phòng nghiên cứu.
Bệnh thiếu hụt pyvurate kinase hồng cầu (thiếu hụt PK hoặc PK – def)
Thiếu hụt PK là một bệnh di truyền thường gặp ở mèo Bengal. Thiếu hụt PK là xét nghiệm khác được thực hiện bởi người nhân giống. Mèo Bengal sử dụng trong nhân giống cần được xét nghiệm trước khi tham gia nhân giống để đảm bảo hai cá thể mắc bệnh không giao phối với nhau. Đây là xét nghiệm mà người nhân giống phải tự thực hiện. Họ dùng một miếng gạc cotton để chà xát bên trong khoang miệng của mèo, sau đó gửi miếng gạc tới phòng thí nghiệm.
NHÓM MÁU
Phòng thí nghiệm Di truyền học Thú y UC Davis đã nghiên cứu các nhóm máu của mèo nhà. Họ kết luận rằng đa phần mèo nhà rơi vào hệ AB. Các nhóm máu thông thường là A và B, và một số hiếm thì có nhóm máu AB. Mẫu phẩm của Bengal không có đủ, nên đặc điểm di truyền của nhóm máu AB ở mèo Bengal vẫn chưa được hiểu rõ.
Một nghiên cứu về nhóm máu ở Bengal được thực hiện hiện tại Anh đã xét nghiệm 100 mèo Bengal. Họ kết luận rằng tất cả 100 cá thể này đều mang nhóm máu A.
NHÂN GIỐNG BENGAL CÓ TRÁCH NHIỆM
Người nhân giống Bengal có trách nhiệm sẽ tìm hiểu mèo của họ mang những gien lặn nào. Những mối quan ngại sâu sắc nhất khi nhân giống b là bệnh cơ tim phì đại, bệnh teo võng mạc tiến triển và thiếu hụt pyvurate kinase. Người nhân giống mèo phải nắm rõ mọi xét nghiệm đặc thù đang hiện hành. Họ nên thực hiện tất cả xét nghiệm hiện có nhằm đảm bảo không phối giống hai cá thể mang bệnh với nhau.
Sàng lọc HCM là một chủ đề mà người nhân giống Bengal tranh luận. HCM có thể phát triển trong cơ thể mèo Bengal ở bất kỳ thời điểm nào, bao gồm ngay sau một lần sàng lọc HCM hàng năm. Giải pháp tốt nhất là sàng lọc tất cả mèo Bengal sử dụng trong chương trình nhân giống; sàng lọc HCM thực hiện bởi bác sĩ tim mạch là xét nghiệm hữu ích duy nhất cho mèo Bengal và cộng đồng nhân giống trong năm 2019. Sàng lọc đều đặn và có trách nhiệm khiến giống khỏe mạnh hơn, vì người nhân giống sẽ loại bỏ cá thể mèo có kết quả dương tính với sàng lọc HCM.
RỤNG LÔNG VÀ TỈA LÔNG
Cộng đồng nhân giống và các tổ chức cứu trợ thường khẳng định Bengal là giống mèo không gây dị ứng. Theo họ, mèo Bengal sản xuất chất gây dị ứng ít hơn so với mức trung bình, mặc dù điều này chưa được chứng minh khoa học cho đến tận năm 2019.
Nhà di truyền học ở mèo Leslie Lyons, người điều hành Phòng thí nghiệm Di truyền học Mèo và So sánh tại Đại học Missouri, bác bỏ tuyên bố trên. Theo bà, không có mèo nào là không gây dị ứng. Các giống được cho là không gây dị ứng vẫn có thể sản sinh phản ứng với những người có bệnh dị ứng nặng.
MÈO BENGAL CASMERE (LÔNG DÀI)

Một số mèo Bengal lông dài (chính xác hơn là lông hơi dài) vẫn luôn xuất hiện trong quá trình nhân giống Bengal. Nhiều giống mèo nhà khác nhau từng được sử dụng để tạo ra giống Bengal, và theo lí thuyết, gien lông dài xuất phát từ những cá thể sinh ra nhờ lai ngược. UC Davis đã phát triển một xét nghiệm di truyền cho lông dài, để người nhân giống Bengal có thể chọn những cá thể Bengal có gien lông dài lặn cho chương trình nhân giống của họ.
Một số mèo Bengal sử dụng trong nhân giống có thể mang gien lông dài lặn. Khi cá thể Bengal đực và cái đều mang gien lông dài lặn và giao phối với nhau, chúng có thể sinh ra mèo Bengal lông dài. Trong quá khứ, mèo con lông dài bị triệt sản, cho đến khi một số người nhân giống quyết định phát triển Bengal lông dài (và họ đặt tên là Bengal cashmere).
Mèo Bengal lông dài thường không được các cơ quan đăng ký công nhận; tuy nhiên, kể từ năm 2013, chúng đã có trạng thái giống “sơ bộ” tại cơ quan New Zealand Cat Fancy, đăng ký dưới tên giống là Bengal Cashmere.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.