Mèo Ba Tư lông ngắn (hay Exotic Shorthair) là phiên bản lông ngắn, phát triển từ mèo Ba Tư mặt tịt (hay Persian). Giống Ba Tư lông ngắn có nhiều tương đồng với giống Ba Tư mặt tịt, bao gồm tập tính và hình thể, gồm chiếc mũi và khuôn mặt dẹt, chỉ có ngoại lệ là lớp lông ngắn và dày.
Vào cuối những năm 1950, mèo Ba Tư mặt tịt được một số nhà nhân giống mèo Mỹ lông ngắn dùng để lai sung huyết. Hoạt động này diễn ra trong bí mật, nhằm cải thiện cơ thể của chúng, và lai giống còn được thực hiện với mèo Nga xanh (Russian Blue) và mèo Miến Điện (Burmese). Ngoại hình lai tạo được công nhận trên sàn đấu; nhưng các nhà nhân giống mèo Mỹ lông ngắn chưa hài lòng và đã thành công tạo ra một tiêu chuẩn giống mới có thể vượt qua mèo Mỹ lông ngắn và có dấu hiệu của lai tạo. Một nhà nhân giống mèo Mỹ lông ngắn nhìn thấy tiềm năng của giống mèo lai Ba Tư/Mỹ lông ngắn. Người này đã đề xuất, và cuối cùng, giám khảo của tổ chức Cat Fanciers’ Association (Hiệp hội Người yêu Mèo) và nhà nhân giống mèo Mỹ lông ngắn Jane Martinke đã công nhận chúng là một giống mới vào năm 1966, với cái tên Exotic Shorhair (hay Ba Tư lông ngắn). Vào năm 1987, hiệp hội Cat Fanciers’ Association ngừng cho phép dùng giống Exotic để lai sung huyết mèo lông ngắn, khiến mèo Ba Tư mặt tịt trở thành giống duy nhất được chấp nhận cho lai sung huyết.
Do mèo Ba Tư mặt tịt được sử dụng thường xuyên để lai sung huyết, một số mèo Exotic có thể mang phiên bản gien lông dài. Khi hai mèo như vậy giao phối, ta có một phần tư khả năng nhận được mỗi con con đều có lông dài. Mèo Ba Tư lông dài (hay Longhaired Exotic) không được Cat Fanciers’s Association công nhận là mèo Ba Tư, mặc dù The Internation Cat Association (hay Hiệp hội Mèo Quốc tế) công nhận chúng là mèo Ba Tư. Các hiệp hội khác như American Cat Fancier Association (Hiệp hội Mèo Mỹ) đăng ký chúng dưới dạng một giống Exotic lông dài (hay Exotic Longhair) riêng biệt.

Nguồn gốc: Hoa Kỳ
Tiêu chuẩn giống: CFA/FIFe/TICA/
Mô tả
Mèo Ba Tư lông ngắn đáp ứng mọi tiêu chuẩn của giống Ba Tư mặt tịt truyền thống, trừ bộ lông.
Đầu: Hình bầu dục, lớn. Hộp sọ rất to. Trán tròn. Má tròn, đầy đặn. Mõm ngắn, tròn và to. Mũi to và ngắn. Điểm giao giữa mũi và trán rõ. Cằm khỏe. Hàm rộng và mạnh.
Tai: Nhỏ, tròn ở phần đỉnh, không quá mở ở phần chân. Hai tai mọc cách xa và lông bên trong tai mọc rậm.
Mắt: To và tròn. Mắt trong, màu sẫm tương ứng với màu lông (thường là màu vàng hoặc màu đồng ở đa phần các tổ hợp; xanh lá cây đối với lông màu sóc chin chin và vàng; xanh dương với mèo lông trắng)
Cổ: Ngắn và dày.
Thân mình: Kích cỡ trung bình, tròn trịa, thân thấp. Ức rộng. Vai lớn. Khung xương lớn với cơ bắp khỏe mạnh. Nặng từ 3.5 – 6kg.
Bàn chân: Ngắn, thẳng và to, tròn. Giữa các ngón có lông.
Đuôi: Ngắn, dày, mọc thấp. Chóp tròn.
Lông: Lông ngắn nhưng dài hơn một chút so với các giống lông ngắn khác. Dày, bông và sợi lông thẳng. Mọi màu của mèo Ba Tư đều được công nhận.
Đặc điểm

Mèo Ba Tư lông ngắn có tính cách hiền lành và điềm đạm, tương tự như mèo Ba Tư mặt tịt truyền thống; nhưng chúng nhìn chung năng động hơn tổ tiên lông dài của mình. Với bản tính tò mò và nghịch ngợm, chúng rất thân thiện với các bạn chó mèo khác, nhưng không thích bị bỏ mặc một mình và luôn cần sự hiện diện của chủ. Chúng có xu hướng thể hiện nhiều tình cảm và lòng trung thành hơn so với đa phần giống khác, và cực ưa nằm trên đùi. Bản chất điềm đạm, bình ổn của chúng khiến chúng là loài mèo lý tưởng để nuôi ở chung cư, dành cho những người thích đổ về đô thị. Tuy nhiên, chúng vẫn còn một chút nét năng động của loài mèo Mỹ lông ngắn, và thường có khả năng bắt chuột.
Chăm sóc và tỉa lông
Không như giống Ba Tư mặt tịt cần nhiều công sức chăm sóc, mèo Ba Tư lông ngắn có thể tự giữ bộ lông của mình sạch sẽ mà không cần nhiều trợ giúp từ con người; mặc dù vậy, việc chải lông hàng tuần vẫn được khuyến khích để loại bỏ lông rụng, giảm rụng lông và vón cục.
Cũng như các loại mặt tịt khác, mèo Ba Tư lông ngắn dễ bị chảy nước mắt nhiều, để lại các vệt ướt trên khuôn mặt. Hiện tượng này có thể giải quyết bằng cách lau mặt mèo định kỳ với tấm vải ẩm hoặc một sản phẩm có trên thị trường dành riêng cho mục đích này.

Quá trình già hóa của giống mèo này khá chậm, vì chúng không trưởng thành toàn diện cho đến khoảng 2 tuổi và tuổi dậy thì cũng đến muộn. Khi hai mèo Ba Tư lông ngắn lai giống với nhau, chúng có thể sinh ra mèo con lông dài gọi là Ba Tư lông dài (hoặc Exotic Longhair); tên gọi đặt bởi tổ chức Cat Fanciers’ Association. Bề ngoài, nhìn chúng giống như mèo Ba Tư mặt tịt truyền thống.
Sức khỏe
Mèo Ba Tư lông ngắn là giống mèo đầu ngắn, đồng nghĩa rằng chúng có các vấn đề xảy ra khi mũi và mắt nằm ở gần nhau, tạo cảm giác khuôn mặt bị ép vào. Bên cạnh vấn đề với ống dẫn lệ, chúng cũng có thể mắc bệnh xoang. Do hàm ngắn, chúng cũng có khả năng bị lệch khớp cắn.

- Hội chứng tắc nghẽn đường thở do tật đầu ngắn. Còn gọi là hội chứng hô hấp do tật đầu ngắn hoặc bệnh tắc nghẽn đường hô hấp trên bẩm sinh. Nó gây ra những bất thường ở đường hô hấp trên với mức độ nghiêm trọng dao động. Hội chứng này có thể làm tăng kháng lực của đường hô hấp, viêm các cấu trúc trong đường hô hấp và tăng áp lực lên tim.
Biện pháp điều trị bao gồm giảm cân, phẫu thuật và tránh các điều kiện nóng ẩm.
- Sởi canxi oxolate tiết niệu. Một dạng sỏi kết tinh trong bàng quang và thận.
- Chuyển dạ chậm. Một dạng đẻ khó do hộp sọ hình vòm lớn.
- Bệnh thận đa nang ở mèo (PKD). Mèo Ba Tư lông ngắn, cũng như Ba Tư mặt tịt và các loại mèo xuất phát từ mèo Ba Tư khác, có nguy cơ cao mắc bệnh thận đa nang do di truyền, một căn bệnh có thể gây suy thận. Nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp siêu âm đã chỉ ra rằng tỷ lệ hiện hành của bệnh này ở mèo Ba Tư lông ngắn rơi vào khoảng 40 – 50% ở các nước phát triển. Sàng lọc DNA để phát hiện PKD được khuyến khích với tất cả mèo Ba Tư lông ngắn tham gia chương trình nhân giống; từ đó triệt sản mèo dương tính với PKD để giảm nguy cơ mắc bệnh thận.
Quá trình công nhận
Mèo Ba Tư lông ngắn dần trở nên nổi tiếng trong cộng đồng nuôi mèo nhờ những người ủng hộ tận tâm đã nhìn thấy giá trị khi lai sung huyết mèo Ba Tư mặt tịt và mèo lông ngắn.
- Năm 1967, mèo Ba Tư lông ngắn lần đầu tiên được tổ chức Cat Fanciers’ Association chấp nhận đủ tiêu chuẩn tranh hạng vô địch.
- Năm 1971, mèo Ba Tư lông ngắn đầu tiên đạt được danh hiệu Grand Champion.
- Năm 1986,Fédération Internationale Féline (hay Liên đoàn Mèo Quốc tế) công nhận mèo Ba Tư lông ngắn.
- Năm 1991, một mèo Ba Tư lông ngắn giành danh hiệu Mèo của Năm (Cat of the Year) của Cat Fanciers’ Association.
- Năm 1992, danh hiệu Hạng nhất Mèo con (Best Kitten) của Cat Fanciers’ Association cũng là một mèo Ba Tư lông ngắn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.