Chó Phốc Sóc (tên tiếng Anh là Pomeranian) là một giống thuộc nhóm chó Spitz (chó đuôi cuộn), được đặt tên theo vùng Pomerania ở tây bắc Phần Lan và đông bắc Đức tại Trung Âu. Được phân vào nhóm chó cảnh nhỏ, Phốc Sóc vốn bắt nguồn từ các loại chó Spitz lớn hơn, đặc biệt là chó Spitz Đức. Tổ chức Giống chó Thế giới (Fédération Cynologique Internationale) đã xác định chúng thuộc giống Spitz Đức; và nhiều quốc gia gọi chúng là Zwergspitz (chó Spitz lùn). Tại Việt Nam, Pomeranian rất được ưa chuộng bởi đặc điểm ngoại hình nhỏ nhắn, dễ thương, Tùng Lộc Pet cũng là một trong những đơn vị bán chó Phốc sóc thuần chủng đầu tiên và uy tín trên toàn quốc. Hãy cùng tìm hiểu về dòng chó đáng yêu, năng động này nhé.

Tên gọi khác | Deutscher Spitz Zwergspitz Dwarf – Spitz |
Tên gọi phổ biến | Chó Pom Pom – Pom Pom, Swers, Tumbleweed |
Xuất xứ | Pomerania |
Đặc điểm | |
Cân nặng | 1,4 – 3,2kg |
Chiều cao | 18 – 30cm |
Tuổi thọ | 12 – 16 năm |
Phân loại và tiêu chuẩn | |
FCI | Nhóm 5 Spitz, Mục 4 Spitz Châu Âu #97e |
AKC | Toy (chó cảnh) |
ANKC | Nhóm 1 (Toy) |
CKC | Nhóm 5 (Toy) |
KC (UK) | Toy |
NZKC | Toy |
UKC | Chó bầu bạn |
Chó nhà |
Giống chó này được nhiều thành viên hoàng tộc sở hữu, nhờ đó trở nên phổ biến từ thế kỷ 18. Nữ hoàng Victoria từng có một bé Phốc Sóc khá nhỏ; vì vậy, dòng chó nhỏ cũng được khắp nơi ưa chuộng. Chỉ trong thời gian Nữ hoàng Victoria còn sống, kích cỡ của giống này đã giảm một nửa. Nhìn chung, Phốc Sóc là giống chó cứng cáp và khỏe mạnh. Vấn đề sức khỏe thường gặp nhất là trật xương bánh chè và suy khí quản. Một căn bệnh hiếm gặp hơn ở giống chó này là Alopecia X, một căn bệnh ngoài da và còn được gọi là “bệnh da đen”. Đây là bệnh di truyền, khiến da chó chuyển màu đen và rụng đa phần hoặc trụi lông. Tính đến năm 2003, xét trên số chó có đăng ký, kể từ 1998, Phốc Sóc đã nằm trong danh sách 50 giống chó phổ biến nhất tại Mỹ, và xu hướng nuôi chó nhỏ hiện thời càng gia tăng độ phổ biến của chúng trên khắp thế giới.
Lịch sử
Xuất xứ của dòng chó Pom

Tiền thân của giống Phốc Sóc ngày nay là những con chó lao động kích thước lớn từ Bắc Cực. Chúng thường được biết đến là dòng chó Wolfspitz hoặc Spitz, có nghĩa là “điểm nhọn” trong tiếng Đức. Cụm từ này vốn dĩ đươc Bá Tước Eberhard zu Sayn sử dụng vào thế kỷ 16 để chỉ các đặc điểm về mũi và mõm của chó. Người ta cho rằng Phốc Sóc là hậu duệ của chó Spitz Đức.
Một số nghĩ rằng tên giống chó có liên quan tới vùng đất Pomerania, nằm ở phía bắc Phần Lan và Đức dọc biển Baltic. Mặc dù không phải xuất xứ của giống chó, khu vực này vẫn là nơi nhân giống ra dạng Phốc Sóc ban đầu. Các tài liệu đáng tin vẫn không đủ cho dến khi giống này xuất hiện tại Anh Quốc.

Một tài liệu liên quan tới giống Phốc Sóc được ghi chép là từ ngày 2 tháng 11 năm 1764, trong một đoạn nhật ký trong cuốn Boswell on the Grand Tour: Germany and Switzerland của James Boswell. “Gã người Pháp có một con Phốc Sóc tên Pomer mà gã cực kỳ yêu thương”. Chó con của một con Phốc Sóc và một con sói, gây giống bởi một lái buôn động vật từ London, cũng được nhắc tới trong cuốn A Tour in Scotland của Thomas Pennant vào năm 1769.
Hai thành viên của hoàng tộc Anh cũng tác động tới sự phát triển của giống chó này. Vào năm 1767, Nữ hoàng Charlotte, Vương hậu của Vua George II, đã mua hai con Phốc Sóc tới Anh.
Đặt tên Phoebe và Mercury, chúng được họa trong tranh của Ngài Thomas Gainsborough. Những bức tranh mô tả một con chó lớn hơn so với giống hiện đại, theo ghi chép thì nặng khoảng 14 – 23kg, nhưng vẫn có những đặc điểm hiện đại như lớp lông dày, tai và đuôi cong về phía lưng.

Nữ hoàng Victoria, cháu gái của Nữ hoàng Charlotte, cũng là người yêu chó và đã thành lập một hiệp hội nhân giống lớn. Một trong số những con chó yêu thích của bà là Phốc Sóc màu đỏ, khá nhỏ, và có tên “Windsor’s Marco”; theo ghi chép, nó chỉ nặng 5,4kg. Khi bà lần đầu công khai hình ảnh Marco vào năm 1891, dòng Phốc Sóc nhỏ ngay lập tức trở nên phổ biến và người nhân giống bắt đầu chọn những con nhỏ hơn nhân giống. Trong suốt quãng đời của bà, kích cỡ của giống Phốc Sóc giảm 50%. Nữ hoàng Victoria đã hoạt động để cải theienj và tuyên truyền giống Phốc Sóc bằng cách nhập khẩu Phốc Sóc nhiều màu khác nhau từ nhiều nước Châu Âu để them vào chương trình nhân giống của bà. Những người chủ hoàng gia trong giai đoạn này còn bao gồm Josephine de Beauharnais, vợ của Napoleon I của nước Pháp, và Vua George IV của Anh.
Câu lạc bộ chó giống đầu tiên được thành lập tại Anh vào năm 1891, và tiêu chuẩn chó giống đầu tiên được viết ra không lâu sau đó. Thành viên đầu tiên của giống được đăng ký tại Mỹ với CLB Chó kiểng Hoa Kỳ vào năm 1898, và được ghi nhận vào năm 1900.
Năm 1912, hai Phốc Sóc trong chỉ duy nhất ba chú chó toàn mạng sau thảm họa chìm tàu RMS Titanic. Một Phốc Sóc có tên Lady, do Margaret Hays sở hữu, thoát nạn cùng cô chủ trên thuyền cứu hộ số 7; trong khi Elizabeth Barrett Rothschild cùng mang chó của mình lên thuyền cứu hộ số 6.
Glen Rose Flashaway thắng Nhóm Toy tại cuộc thi Dog Show của CLB Chó kiểng Westminster vào năm 1926, là Phốc Sóc đầu tiên thắng hạng mục nhóm tại Wesminster. Phải đến năm 1988 thì Phốc Sóc đầu tiên, “Great Elms Prince Charming II”, mới thắng giải Nhất từ cuộc thi của CLB Chó kiểng Westminster.
Trong tiêu chuẩn công bố năm 1998, chó Phốc Sóc được bao gồm trong tiêu chuẩn của Spitz Đức, cùng với Keeshond, bởi Tổ chức Giống chó Thế giới. Theo tiêu của , “giống Spitz đáng mến” và sở hữu “đặc điểm độc đáo, ngoại hình nổi bật”.
Ngoại hình
Phốc Sóc là giống chó nhỏ, nặng từ 1,36 đến 3,17 kg và cao từ 20 đến 36 cm. Chúng có thân hình nhỏ gọn nhưng cứng cáp kèm bộ lông xếp dày, với chỏm đuôi cao. Lớp lông ngoài xếp một vòng quanh cổ, cũng là đặc trưng của Phốc Sóc; nửa thân sau thì bao bọc bởi lớp lông tơ mịn.
Những hình mẫu sớm nhất của chúng mang màu trắng, hoặc đôi lúc nâu hoặc đen. Nữ hoàng Victoria từng nuôi một chú Phốc Sóc đỏ vào năm 1888, khiến màu đỏ trở nên thời thượng cho đến tận cuối thể kỷ 19. Ngày nay, Phốc Sóc có màu sắc đa dạng nhất trong tất cả các giống chó, bao gồm trắng, đen, nâu, đỏ, cam, kem, xanh dương, đen và vàng, nâu và vàng, đốm, nâu có vằn và vân nhiều màu. Màu sắc phổ biến nhất là cam, đen hoặc kem/trắng.
Màu merle là màu mới do người nhân giống phát triển. Nó kết hợp một màu nền trơn với các mảng xanh nhạt/xám, mang lại hiệu ứng phân tán. Màu nền phổ biến nhất để tạo hiệu ứng là đỏ/nâu hoặc đen, mặc dù hiệu ứng cũng xuất hiện với các màu khác. Các tổ hợp như màu merle và nâu vằn hoặc merle và màu gan không được chấp nhận trong tiêu chuẩn của giống. Bên cạnh đó, mắt, mũi và đệm bàn chân có màu như kẹo dẻo, một phần mắt đổi màu xanh, còn màu mũi và đệm chân thì có vằn hồng và đen.
Phốc Sóc sở hữu bộ lông hai lớp dày. Vì lớp lông dày và hay rụng, nhưng công đoạn chải lông không mấy khó khăn, chủ nuôi nên thực hiện hàng ngày kèm tỉa lông mỗi 1 đến 2 tháng để duy trì chất lượng bộ lông. Lớp lông ngoài dài, thẳng và thô; trong khi lớp trong thì mềm, dày và ngắn. Lông Phốc Sóc dễ bị mắc thành búi, đặc biệt khi lớp trong rụng, vốn xảy ra 2 lần mỗi năm.



Tập tính

Phốc Sóc về cơ bản thì thân thiện, hoạt bát và hiếu động. Chúng có thể dữ dằn với chó khác và với con người khi cố chứng tỏ bản thân. Phốc Sóc thận trọng và nhạy cảm với thay đổi trong môi trường xung quanh, và phản ứng sủa khi gặp tác động mới có thể phát triển thành thói quen sủa quá đà trong bất kỳ tình huống nào. Chúng có phần bảo vệ lãnh thổ, và vì vậy, sẽ sủa khi nghe thấy tiếng động bên ngoài. Phốc Sóc thông minh, tiếp nhận huấn luyện tốt, và rất giỏi đạt được điều chúng muốn từ chủ nuôi. Chúng hướng ngoại và thích làm trung tâm của sự chú ý, nhưng chúng có thể trỏ nên chiếm hữu và cứng đầu nếu không được huấn luyện và giao tiếp đúng cách. Đồ chơi có thể làm công cụ hữu dụng khi huấn luyện Phốc Sóc tự chơi một mình.
Sức khỏe
Tuổi thọ trung bình của Phốc Sóc là từ 12 đến 16 năm. Một bé Phốc Sóc được nhân giống đúng cách, có chế độ ăn tốt và vận động phù hợp sẽ gặp ít vấn đề sức khỏe; hơn nữa, nếu được tỉa lông và duy trì hình thể, thì Phốc Sóc sẽ là chú chó cứng cáp. Giống này đúng là vẫn có những vấn đề sức khỏe tương tự như nhiều giống khác; mặc dù những vấn đề như loạn sản xương hông không phổ biến lắm nhờ vào hình thể nhỏ nhẹ của Phốc Sóc. Một số vấn đề sức khỏe xuất hiện do chủ thiếu quan tâm đến việc chải lông và vệ sinh tai, răng, mắt. Nếu được chăm sóc đều đặn, ta có thể tránh được các vấn đề này. Giống này dễ bị rụng răng sớm, nên thức ăn khô được khuyên dùng hơn. Phốc Sóc là một trong những giống có lửa đẻ trung bình ít nhất, theo một số nguồn thì một lứa chỉ cho 1,9 đến 2,7 chó con.
Các vấn đề thường gặp

Chó màu merle có thể mắc bệnh điếc hoặc mù từ nhẹ đến nặng, gia tăng áp lực trong mắt, chứng loạn khúc xạ, hội chứng mắt nhỏ bẩm sinh và các khuyết tật mắt. Chó con màu merle có cả hai bố mẹ cũng mang màu merle còn có thể mang khiếm khuyết về xương, tim và bộ phận sinh sản.
Bệnh trật xương bánh chè là một vấn đề sức khỏe nữa của giống Phốc Sóc. Bệnh này xuất hiện khi các ụ tạo thành ránh xương bánh chè ở đầu gối không nổi rõ, có thể do dị tật hoặc sau sang chấn, và quá nông để cho phép xương bánh chè đặt ở vị trí an toàn. Việc này khiến xương bánh chè bị “trật” (trượt ra khỏi rãnh), khiến chân không di chuyển được. Vì các cơ bị co lại, xương bánh chè không thể quay về vị trí đúng. Cơn đau ban đầu xảy ra khi chỏm đầu gối trật khỏi rãnh xương đùi. Một khi chệch khỏi vị trí đúng, chó sẽ không cảm nhận bất kỳ cơn đau nào nữa.
Suy khí quản xuất hiện khi vòng quản bào trong khí quản suy yếu. Nó thường xảy ra khi các vòng định hình khí quản suy thoái, khiến đường thông khí bị đóng. Triệu chứng suy khí quản bao gồm các cơn ho chói tai, giảm khả năng vận động, ngất xỉu, ho dữ dội khi trời nóng, khi vận động và khi phấn khích. Cường độ và mức nghiêm trọng khi mắc suy khí quản gián đoạn thường gia tăng theo độ tuổi.

Phốc Sóc cũng có thể mắc hội chứng với tên gọi thông thường là “bệnh da đen”, gồm hiện tượng rụng lông và da chuyển màu đen. Tên gọi khác cho hội chứng này gồm xoắn lông, bệnh Cushing giả, hoặc hội chứng rụng lông nặng. Phốc Sóc đực dễ mắc bệnh này hơn Phốc Sóc cái, và bệnh này có thể do di truyền. Mặc dù đa phần chó mắc bệnh có dấu hiệu sau khi dậy thì, bệnh có thể phát tác bất cứ lúc nào. Các hội chứng khác có triệu chứng tương tự bao gồm hội chứng Curshing, suy giảm tuyến giáp, viêm da kinh niên, và rối loạn hooc môn sinh sản.
Một dạng rối loạn hay gặp ở Phốc Sóc đực là tình trạng tinh hoàn ẩn. Đó là khi một hoặc cả hai bên tinh hoàn không di chuyển xuống dưới bìu. Bệnh có thể được chữa nhờ phẫu thuật loại bỏ tinh hoàn bị ẩn.
Vận động
Phốc Sóc là giống nhỏ nhưng giàu năng lượng. Mặc dù thích được chú ý, chúng lại chỉ cần mức độ vận động nhỏ. Chủ nuôi nên đưa chó đi dạo vài ngày một lần và để chúng chạy nhảy trong không gian kín.
Độ phổ biến của giống chó Phốc sóc
Phốc Sóc vẫn là thuộc những giống chó phổ biến tại Hoa Kỳ, liên tục có mặt trong top 20 giống chó đăng ký với AKC kể từ năm 1998. Khi đó, chúng đứng vị trí thứ 10; năm 2011, giống này đứng thứ 17, rơi 2 hạng so với năm trước đó. Vào năm 2012 và 2013, chúng duy trì vị trí trong top 20 và đứng thứ 19. Trong năm 2015, chúng rơi xuống hạng 21, rồi rơi tiếp xuống hạng 22 trong hai năm 2016 và 2017.
Chúng không nằm trong danh sách tốp 20 giống chó tại Anh trong cả hai năm 2007 và 2008. Tại Úc, độ phổ biến của chúng suy giảm kể từ năm 1986, với con số đỉnh điểm là 1128 Phốc Sóc đăng ký với Hội đồng Chó kiểng Quốc gia Úc vào năm 1987; chỉ 577 con được đăng ký vào năm 2008. Tuy nhiên, số lượng lại gia tăng vào từ năm 2004, khi chỉ 491 chó được đăng ký. Phốc Sóc được công nhận là loại chó thông minh thứ 27, trong khi chó Shepherd Đức đứng thứ nhất.
Chúng phổ biến hơn tại các thành phố ở Mỹ vào năm 2008, đồng hạng 8 (Với chó Bull Mỹ) tại Detroit và Orlando, thứ 9 tại Los Angeles, đồng hạng 7 tại Seattle (cũng cùng với chó Bull Mỹ), nhưng lại xếp thứ 3 tại Honolulu, chỉ bị vượt mặt bởi Labrador Retriever và Shepherd Đức.
Các bạn có nhu cầu tìm địa điểm bán chó Phốc sóc uy tín, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Pom nhập ngoại, vui lòng đặt lịch xem chó trước bằng cách nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet.
Xin chân thành cảm ơn!
Giám đốc
Trần Khánh Tùng
Long –
giá 1 e pom cái lông trắng khoảng bn vậy ad
Admin –
Chào bạn, một bé Pom cái trắng bên mình là 9 triệu nha!
NGÂN –
Có bé nào mặt vàng nâu thân vàng nâu pha trắng mặt gấu không bạn? Mình đang muốn tìm 1 bé
Admin –
chào bạn, hiện tại Phốc sóc bên mình phải đặt trước, bạn có thể liên hệ hotline bên mình để được tư vấn cụ thể hơn ạ!
Khai Dong –
bạn ơi cho mình hỏi một bé pom màu trắng nhưng có những màu hơi nâu loạn trên bộ lông là bao nhiêu tiền vậy bạn và tiền ship về cai lậy là bao nhiêu
dươngcute –
cho e hỏi bên đâý còn bé nào dưới 10 triệu ko
Tùng Lộc Pet 02 –
Chào bạn, dưới 10tr bạn có thể mua Golden, Labrador, Beagle, Pug, …Phụ thuộc vào điều kiện nuôi và sở thích của bạn, bạn cần tư vấn thêm, b vui lòng liên hệ 0826880528 nhé 🙂
Nguyễn Khánh –
Cho mình hỏi giá bé đực lông trắng ạ?
Anh Khoa –
Chào shop cho mình hỏi 1 bé Pom đực lông trắng giá bn v ạ? Và khi mua thì bé có đc gắn sẵn microchip hay k? Em cảm ơn shop ạ!