Mẹo chọn mua gà Đông Tảo con và cách úm gà đạt chuẩn mà chủ nuôi nên biết

Gà Đông Tảo được mệnh danh là vua của các loài gà. Nhiều năm gần đây chúng được các chủ nuôi vô cùng ưu ái do mang giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên đây lại là giống gà khá “khó chiều” và đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cầu kì. Do đó, để gà Đông Tảo có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong suốt quá trình nuôi thì bước chọn gà Đông Tảo con mới nở cũng như kỹ thuật úm gà là khá quan trọng. Để rõ hơn hãy cùng Tùng Lộc Pet đi tìm hiểu nào!

Kinh nghiệm chọn mua gà Đông Tảo con

Chọn gà Đông Tảo con mới nở mắt sáng, chân khỏe, lông mượt,…

Nếu chủ nuôi có ý định mua gà Đông Tảo con tại các lò ấp thì không nên chọn những con gà đã qua 3 đến 4 ngày tuổi bởi khi đó gà đẹp đã bị người ta chọn hết rồi còn lại chỉ là gà loại, gà sót. Do đó, tốt nhất là hãy chọn mua gà Đông Tảo con vừa mới nở. Chọn được gà giống tốt là tiền đề để đàn gà phát triển mạnh khỏe về sau. Chú ý những con có da săn chắc, chân to, nếu chân rõ vảy thì càng tốt (đối với gà vẩy rồng nhé). Mình gà thì đầy lông, lông mọc đều, mượt. Loại bỏ là những con gà Đông Tảo yếu ớt, không có lông, mỏ chéo, mù mắt, chân cao chân thấp, chân khèo, da bụng mỏng, cánh chéo hoặc xệ,…

Cách úm gà Đông Tảo con

Úm gà là gì?

Gà con mới nở các hệ chức năng như: hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện do đó sức đề kháng còn yếu khó có thể thích nghi tốt với môi trường sống bên ngoài. Thời gian từ 1 đến 28 ngày tuổi gà con rất dễ mắc phải các bệnh nguy hiểm dẫn đến tỉ lệ chết cao, con giống còi cọc, phát triển không đều, chậm lớn. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến các hộ kinh doanh.

Phương pháp úm gà ra đời như một giải pháp hiệu quả góp phần giảm thiểu rủi ro và giúp gà tăng trưởng một cách khỏe mạnh trong suốt quá trình nuôi. Hiểu một cách đơn giản thì úm gà phương thức được nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên cơ sở khoa học về điều kiện sống lý tưởng cho đàn gà mới nở. Trong giai đoạn này, chủ nuôi tập trung vệ sinh chuồng trại và lắp đặt những máy móc, đèn chiếu sáng để duy trì nhiệt độ úm gà con khoảng < 37 độ C. Việc chăm sóc gà Đông Tảo con mới nở được ví như chăm sóc đứa trẻ sơ sinh. Do đó, kĩ thuật úm gà đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ nhằm giúp gà con hoàn thiện cơ thể nhanh chóng, nâng cao sức đề kháng ngay từ đầu, là tiền đề cho sự phát triển tốt nhất trong suốt thời gian chăn nuôi sau này.

Phương pháp úm

Thông thường các chủ nuôi sẽ úm gà theo hai cách đó là úm trên lồng hoặc úm trong chuồng.

Úm trên lồng 

Lồng gà không cần quá rộng vì gà con không di chuyển nhiều mà chủ yếu giữ ấm là chính, kích thước tiêu chuẩn mà các chủ nuôi có thể áp dụng là 1x2x0.5m/100 con gà.

Mặt đáy phải chắc chắn và kín để đảm bảo gà con không bị rơi ra hoặc kẹp chân.

Xung quanh lồng được quây kín nẹp bằng tre gỗ hay rổ nan phòng sự phá hoại của mèo, chuột,…

Lồng úm nên đặt trong 1 căn phòng khô ráo, kín gió và tránh sương xuống hoặc nước mưa.

Úm trong chuồng

Nền của chuồng lót các chất liệu mềm giữ ấm, độ thông thoáng cao.

Quây kín chuồng tránh gió.

Chuẩn bị trước khi úm

Trước khi úm gà Đông Tảo con cần phải tiến hành khử khuẩn cho chuồng
Trước khi úm gà Đông Tảo con cần phải tiến hành khử khuẩn cho chuồng

Dù các chủ nuôi lựa chọn úm gà trên lồng hay trong chuồng thì khâu chuẩn bị trước khi úm là điều hết sức phải lưu ý. Theo đó, khâu độn lót chuồng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình úm gà. Vào những ngày mùa đông hay các ngày nắng nóng cao điểm nhiệt độ giữa chuồng úm và bên ngoài có sự chênh lệch lớn. Do đó các nguyên liệu lót phù hợp hơn cả mà chủ nuôi có thể sử dụng là trấu, mùn cưa, rơm rạ,… với độ dày khoảng 5-10 cm.

Lắp đặt hệ thống chiếu sáng và sưởi ấm đảm bảo nhiệt độ dưới 37 độ C.

Máng ăn và máng uống phải có độ cao phù hợp và bố trí ở nơi cố định, thuận tiện cho gà con.

Trước khi đưa gà Đông Tảo con vào chuồng tiến hành khử khuẩn sát trùng cho chuồng từ 3-7 ngày với các hợp chất như Formal 2%, Cloramin B, vôi bột,…

Mật độ úm

Diện tích chuồng quây úm gà con phụ thuộc vào số lượng của đàn gà. Một chuồng úm quy chuẩn với mật độ gà khoảng 30 con/m2. Theo thực tiễn kinh nghiệm úm gà thì chủ nuôi có thể áp dụng như sau:

  • Tuần thứ nhất tối đa 50 con/m2.
  • Tuần thứ hai 30 con/m2.
  • Tuần thứ ba 20 con/m2.

Nhiệt độ úm gà Đông Tảo con mới nở

Đối với từng mùa trong năm chủ nuôi nên duy trì nhiệt độ úm phù hợp, sưởi ấm lồng/chuồng úm từ 15-30 phút rồi mới đưa gà con vào chuồng. Nhiệt độ úm cho gà Đông Tảo con từ 1-28 ngày tuổi tương ứng:

  • Gà 1- 5 ngày tuổi: 33-35 độ C.
  • Gà 6-10 ngày tuổi: 31-33 độ C.
  • Gà 11-15 ngày tuổi: 30-32 độ C.
  • Gà 16-20 ngày tuổi: 29-31 độ C.
  • Gà 21-28 ngày tuổi: 27-29 độ C.

Trong thời gian úm gà cũng cần quan sát nếu thấy đàn gà con đứng túm tụm lại dưới đèn sưởi tức là nhiệt độ giữ ấm không đủ và chúng đang bị lạnh. Bạn cần tăng nhiệt độ sưởi ấm lên. Ngược lại thấy gà con di chuyển vào một góc chuồng chứng tỏ chuồng úm đang quá nóng và bạn cũng cần điều chỉnh lại nhiệt độ. Ngoài ra, vào những ngày trời mưa lạnh thì nên hạ thấp bóng đèn xuống đồng thời khi trời nắng ban ngày thì nâng cao bóng đèn lên. Trong trường hợp gà Đông Tảo đã đủ nhiệt, chủ nuôi sẽ thấy gà con trải đều trên chuồng, di chuyển nhanh nhẹn, khỏe khoắn.

Thức ăn khi úm gà

Gà Đông Tảo con mới nở thường chủ nuôi không nên cho chúng ăn ngay, bởi hệ tiêu hóa còn rất yếu hãy cho chúng uống nước ấm có pha thêm đường Glucozo và vitamin. Việc cho gà ăn ngay sau khi bóc trứng và nhất là những thức ăn nhiều chất đạm sẽ khiến gà con không thể tiêu hóa được. Trường hợp không thể tiêu hóa là nguyên nhân chính dẫn đến việc gà con sẽ chết ngay trong tuần đầu tiên.

Khi bắt đầu cho gà con vào chu trình ăn, chủ nuôi lưu ý rằng thức ăn phải đảm bảo nhỏ, dễ nuốt tránh gây tắc nghẽn cổ họng đồng thời là thức ăn mới, không bị để lâu ngày.

Về nguồn nước: Luôn cung cấp đầy đủ nguồn nước sạch, chủ nuôi có thể bố trí các máng nước đặt ở những vị trí thuận tiện trong chuồng để khi uống không bị vương vãi ra ngoài.

Những chú ý khi úm gà Đông Tảo con

  • Không nên đặt chuồng úm cạnh chuồng gà trưởng thành.
  • Mật độ nuôi cần được tuân thủ chặt chẽ tránh ngạt hơi.
  • Để ý hiện tượng gió lùa nếu thấy gà con đứng dạt sang mép chuồng.
  • Chất độn quá dày gây lạnh chân cho gà con.

Lời kết

Hi vọng thông tin chúng mình vừa chia sẻ ở trên đã giúp các chủ nuôi có thêm hiểu biết và kinh nghiệm trong quá trình nuôi gà Đông Tảo. Nếu còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào hãy để lại comment bên dưới, chúng mình sẽ giải đáp nhanh nhất có thể. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

(Tham khảo bài viết Giá gà Đông Tảo thuần chủng năm 2020)

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet.

Xin chân thành cảm ơn!

Giám đốc

Trần Khánh Tùng

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!