Tùng Lộc Pet – Vào 1 ngày đẹp trời, chú cún của bạn bỗng dưng đi khập khiễng. Là 1 loài hiếu động, chú chó của bạn rất hay mắc vào những vấn đề về chân. Cùng đọc bài viết sau để có những phương án xử lý khi cún nhà bạn lâm vào hoàn cảnh như vậy nhé.
Trong nhiều trường hợp, cún cưng khi bị đau chân sẽ đi khập khiễng, chân lúc nào cũng co lên, ít muốn hoạt động hay đi lại nhiều. Đôi chân có biểu hiện của sưng tấy hoặc chảy máu.
Tiến hành kiểm tra toàn bộ phần chân cún cưng xem chúng có bị đá, thủy tinh hay vật gì đâm vào gây chảy máu hay không. Nếu da không chảy máu có thể kiểm tra xem chân chúng có bị sưng hay phù nề không, trạng thái, màu sắc da thế nào.
Để cún cưng nằm im, không cho chúng hoạt động hay di chuyển. Tuyệt đối không di chuyển và cố gắng giữ, an ủi để chúng không giãy giụa
Cho cún cưng ăn đồ ăn dễ tiêu hóa, chăm sóc để các vùng xung quanh không bị lây nhiễm và vết thương không bị nhiễm trùng
Nếu chúng bị đau chân mức độ nặng có thể dùng 1 miếng gạc lạnh dán vào khớp chân để giảm viên và đưa cún đến bác sĩ thú y ngay lập tức
Nếu chó bị đau chân do bệnh thấp khớp hay do bệnh thiếu canxi gây ra, phải đưa chúng đến bác sỹ thú y để thăm khám, chuẩn đoán và đưa ra cách điều trị thích hợp với căn bệnh này. Mang đến bác sỹ kịp thời, chuẩn đoán nhanh và chính xác là cơ sở giúp quá trình điều trị nhanh chóng và thành công
Cách phòng tránh vấn đề đau chân của chó
Bổ sung lượng canxi phù hợp và đầy đủ cho cún cừng trong những khaair phần ăn hàng ngày
cho cún cưng tắng nắng vào sáng sớm để bổ sung vitamin D.
Không để cún cưng hoạt động quá nhiều hoặc quá mạnh, tráng cho chúng chơi những trò chơi với cường độ mạnh như chạy quá nhanh, nhảy từ trên cao xuống, bật nhảy liên tục…
Dắt cún đi dạo hoặc chạy bộ chậm để các khớp chân linh hoạt, dẻo dai. Nếu chó bị đau chân thì không cho tập thể dục nữa mà phải để chúng nghỉ ngơi hoàn toàn trong vài ngày hoặc vài tuần, sau đó mới cho chúng tập lại 1 cách nhẹ nhàng.
Thánh để chúng lại gần hoặc tiếp xúc với các vật sắc nhọn như thủy tinh, đinh ốc, sỏi sắc cạnh…